Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. 

{keywords}
USS McCampbell trong một vụ thử hệ thống phòng không. Ảnh: Hải quân Mỹ

Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước LHQ về luật Biển năm 1982.

Những yêu sách biển và hành động liên quan của các quốc gia ven biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước LHQ về luật Biển năm 1982.

Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

Ngày 7/1, tàu khu trục USS McCampbell mang tên lửa đã đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Rachel McMarr, cho biết USS McCampbell thực hiện một hoạt động "tự do hàng hải" và "thách thức các yêu sách quá đáng trên biển". Ông khẳng định tàu chiến này không nhằm vào bất kỳ một quốc gia nào, cũng không có mục đích đưa ra một tuyên bố chính trị.

USS McCampbell là một tàu khu trục lớp Arleigh Burke, mẫu tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ cũng như trên thế giới.

TQ lại kéo tên lửa ra Hoàng Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN

TQ lại kéo tên lửa ra Hoàng Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút các trang thiết bị quân sự đã triển khai trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thái An