Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước.

Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.  

Nước ta được chia thành bao nhiêu vùng kinh tế- xã hội?

A. 5

B. 6

Đáp án: Nước ta có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và được chia thành 6 vùng kinh tế xã hội như sau: Vùng 1 - Trung du và miền núi phía Bắc (gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ). Vùng 2 - Đồng bằng sông Hồng (gồm các tỉnh/thành: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình). Vùng 3 - Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (gồm các tỉnh/thành: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận). Vùng 4 - Tây Nguyên (gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Vùng 5 - Đông Nam Bộ (gồm các tỉnh/thành (Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh). Vùng 6 - Đồng bằng sông Cửu Long (gồm các tỉnh/thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau).

C. 7

D. 8

 

Vùng kinh tế - xã hội nào gồm nhiều tỉnh/thành nhất?

A. Trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Cửu Long

B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Đồng bằng sông Cửu Long

C. Trung du và miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Đáp án: Vùng 1 (Trung du và miền núi phía Bắc) và Vùng 3 (Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung) gồm nhiều tỉnh/thành nhất và đều là 14. Lần lượt xếp sau là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và Tây Nguyên (5 tỉnh).

D. Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long

 

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế- xã hội Đông Nam Bộ?

A. Bình Phước

B. Tây Ninh

C. Bình Dương

D. Lâm Đồng

Đáp án: Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

 

Thời hạn điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng theo định kỳ bao nhiêu năm một lần?

A. 5

Đáp án: Thời hạn xem xét điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ 5 năm một lần. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo. Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, nếu cần thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cục bộ hoặc trong trường hợp xuất hiện những yếu tố mới làm thay đổi từng phần nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy hoạch đó phải được nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.

B. 10

C. 15

D. 20

 

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm lập và trình duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng?

A. Chính phủ

B. UBND các tỉnh

C. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đáp án: Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phân cấp Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội. Như vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có trách nhiệm lập và trình duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng.

D. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thanh Hùng