Theo PGS Chu Hồi, một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt và du lịch dẫn đến hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng, ô nhiễm xyanua liên quan đến tình trạng đánh bắt hải sản, hàm lượng kẽm ở các khu vực đóng và sửa chữa tàu biển thường cao hơn liên quan tới “nhân độc tố kẽm” trong thành phần của sơn chống hà bám tàu thuyền. 

{keywords}
PGS Nguyễn Chu Hồi phát biểu tại hội nghị

“Môi trường biển tiếp tục biến đổi theo chiều hướng xấu và tiếp tục bị “đầu độc‟ liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội. Ngày càng có nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển. Đây là sức ép lớn lên môi trường, hệ sinh thái và tài nguyên biển nước ta.

Theo ông, sơ bộ tính toán lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước ta vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày)...

Thống kê, trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu đã xảy ra trong 10 năm gần đây, chưa tính các vụ tràn dầu nhỏ gây ô nhiễm cục bộ. Ngoài ra, ở vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, bên cạnh thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20-30 % là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.

Trữ lượng hải sản giảm 16%

Ô nhiễm biển đang trở nên trầm trọng nên kinh tế thủy sản và du lịch biển và nguồn lợi thuỷ hải sản đang giảm sút nghiêm trọng, thiếu bền vững. 

{keywords}
Diễn giả Nguyễn Chu Hồi tham luận tại hội thảo

PGS Chu Hồi nêu dẫn chứng, các hệ sinh thái biển quan trọng bị suy thoái, bị mất habitat và bị thu hẹp diện tích.. Rừng ngập mặn mất khoảng 15.000 ha/năm, khoảng 80% rạn san hô trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao, tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với thảm cỏ biển và các hệ sinh thái biển – ven biển khác.

“Trong vùng biển nước ta đã có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt (trữ  lượng hải sản giảm 16%.

Năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200 kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ và 1 ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được khoảng 800 kg thuỷ sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước”.

Toàn văn nghị quyết về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Toàn văn nghị quyết về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng khoá 12 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thái Bình