Ngành dệt may Việt Nam vốn bị nút thắt cổ chai trong khâu dệt và vải, nhưng mảng vài Denim và jeans thì lại khác.
Ngành dệt may Việt Nam vốn bị nút thắt cổ chai trong khâu dệt và vải, nhưng mảng vài Denim và jeans thì lại khác. |
Triển lãm quốc tế chuỗi cung ứng denim & trang phục thể thao tại Việt Nam - Denimsandjeans Việt Nam sẽ ra mắt mùa thứ 4 trong năm nay vào ngày 12-13/06/2019.
Việc bổ sung một số công ty may mặc vào kỳ triển lãm này sẽ giúp khách quốc tế có một cái nhìn tổng quát hơn về toàn bộ chuỗi cung ứng. Các công ty tham gia triển lãm đến từ 10 quốc gia bao gồm Artisitic Milliners, Arvind, Black Peony, Coats, T&T Garments, Navi Jeans, Jeans Resource, Prosperity Textile, Foison, TCE Denim, Thailand Denim, SD Chemicals, Ramsons, Kassim Denim, US Denim & Apparels, Crescent Bahuman, Swarovski và Soorty.
Nền công nghiệp may mặc Việt Nam ngày càng trở nên thu hút hơn mỗi năm và các hiệp ước đã làm cho quốc gia này trở thành một điểm đến thú vị. CPTPP đã đi vào hoạt động và EVFTA với châu Âu dự kiến sẽ sớm có hiệu lực. Năm 2018, giá trị xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đạt xấp xỉ 36 tỷ USD, con số này cao hơn 16% so với giá trị xuất khẩu năm 2017 đang tiếp tục tăng trong năm 2019.
Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường lớn nhất của ngành may mặc Việt Nam và sau cuộc chiến thương mại/thuế quan đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam sẽ nổi lên như một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất. Lượng hàng jeans đến Mỹ năm 2018 đã tăng 43% so với năm 2017 và tổng xuất khẩu denim đạt 296 triệu USD.
Tất cả những con số đáng khích lệ này cho thấy Việt Nam đang trở nên đặc biệt đối với nguồn cung cấp denim.
Bởi vậy, triển lãm lần thứ 4 của Denimsandjeans Việt Nam được kỳ vọng là nơi giao lưu của các ngành công nghiệp denim Việt Nam và các nhà cung cấp cho các công ty denim Việt Nam.
Trúc Linh