Thông tin từ Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cũng cho thấy, hiện cả nước có khoảng 18.000 nhà báo được cấp thẻ.
Theo thống kê của Cục Báo chí (Bộ TT&TT), tính đến tháng 12/2017, cả nước có 849 cơ quan báo, tạp chí in; 195 báo, tạp chí điện tử. Cả nước hiện có khoảng 18.000 nhà báo được cấp thẻ. Trong lĩnh vực báo chí, tổng số nhà báo được cấp thẻ là 12.000 người.
Một vấn đề nổi cộm trong năm 2017 là số lượng quảng cáo của báo chí in tiếp tục giảm, ảnh hưởng tới nguồn thu của cơ quan báo chí. Tổng doanh thu trong lĩnh vực báo chí trong năm qua đạt gần 12.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu báo in và báo điện tử ước đạt 2.600 tỷ đồng. Nhiều cơ quan báo chí vẫn duy trì được nguồn thu, tăng trưởng ổn định và đảm bảo đời sống cho người làm báo.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo và Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng tham dự buổi tổng kết cuối năm của Cục Báo chí. Ảnh: Trọng Đạt |
Cũng trong năm qua, công tác xử lý vi phạm được tăng cường quyết liệt. Nhiều vụ việc được xử lý nghiêm khắc, góp phần ổn định trật tự thông tin báo chí, chấn chỉnh tình trạng phóng viên sách nhiễu, vi phạm pháp luật.
Trong năm 2017, Cục Báo chí đã tiến hành xử phạm vi phạm hành chính đối với 27 trường hợp. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 714 triệu đồng. Đã có 1 giấy phép hoạt động báo chí và 10 Thẻ nhà báo bị thu hồi trong năm 2017. Cục cũng tham mưu lãnh đạo Bộ đình bản tạm thời đối với 5 cơ quan báo chí, trong đó có 4 trường hợp bị đình bản 3 tháng.
Theo đánh giá của Cục Báo chí, trong năm qua, nhiều cơ quan báo chí đã tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, các hành vi suy thoái đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo, đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch được tăng cường. Điều này góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Trọng Đạt |
Tuy vậy, tình trạng thông tin sai sự thật tiếp tục diễn ra. Trong đó có nguyên nhân không nhỏ do quy trình thẩm định nguồn tin bị buông lỏng. Một số báo tiếp nhận thông tin không chính xác từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc từ truyền thông xã hội. Xuất hiện nhiều thông tin thiếu tính định hướng, nặng về mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín tổ chức và danh dự cá nhân.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí tiếp tục gia tăng, nhất là đối với báo điện tử. Một số báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp lấy tin, bài, hình ảnh của báo khác mà không xin phép, không dẫn nguồn. Điển hình là vụ 61 cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật do cóp nhặt tin sai của nhau, đăng mà không thẩm định nguồn.
Trước kết quả đã được trong năm qua, lãnh đạo Bộ TT&TT đã động viên, khen thưởng và chỉ đạo Cục Báo chí cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình trong năm 2018.
Trọng Đạt
Năm 2017: 13 quyết định xử phạt báo chí, tổng tiền phạt hơn 130 triệu
Tại Hà Nội chiều nay đã diễn ra hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Thanh tra Bộ TT&TT với sự tham dự của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.
Bộ Quốc phòng có thêm cơ quan báo chí mới
Viện Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) tổ chức lễ ra mắt Tạp chí Chiến lược Quốc phòng.
Báo chí vẫn còn hiện tượng 'đánh hội đồng, giật gân, câu khách'
Trong hoạt động báo chí vẫn còn hiện tượng đưa tin sai sự thật; tình trạng “đánh hội đồng”, rút tít "giật gân, câu khách”; nặng về thông tin mặt trái xã hội; có biểu hiện kích động, lôi kéo.
Báo chí cần tích cực thông tin đối ngoại Việt Nam - Campuchia
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị “Thống nhất và quán triệt chủ trương đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại Việt Nam - Campuchia”.
Báo chí và “mối đe dọa” công nghệ số
Tương lai báo chí ra sao và báo chí phải làm gì trước làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty công nghệ, mạng xã hội…