1. Vị vua nào của Việt Nam từng thẳng thừng chê thơ của Càn Long?
-
Vua Thiệu Trị
0%
- Vua Minh Mạng
0%- Vua Tự Đức
0%- Vua Hàm Nghi
0%Chính xácTheo Đại Nam thực lục, vua Minh Mạng của nhà Nguyễn là người thích làm thơ. Khi có thời gian luận thơ với các quan, vua Minh Mạng chê thơ của Càn Long rằng:
“Vua Càn Long, nhà Thanh làm thơ rất nhiều, đều là những bài đi thẳng vào tình cảnh, không dùng những lời phù phiếm, nhưng cũng vì vậy mà có câu còn thô kệch. Bản thân ta làm thơ chỉ tả tình, tả cảnh mà dùng chữ chẳng đến nỗi quê mùa như thế”.
Đồng thời, vua Minh Mạng cũng dặn các quan nếu thấy vua làm thơ có từ nào chưa nhã nhặn phải nhắc ngay để đời sau khỏi dị nghị.
2. Vua Minh Mạng chê Càn Long nhưng đặc biệt khen ngợi thơ của vị vua Trung Quốc nào?
-
Vua Khang Hi
0%
- Vua Ung Chính
0%- Vua Lý Thế Dân
0%- Vua Chu Nguyên Chương
0%Chính xácVua Minh Mạng rất thích thơ của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Mặc dù vậy, khi khen thơ do Đường Thái Tông làm, vua Minh Mạng vẫn không quên so sánh và chê thơ của Càn Long. Theo sách Đại Nam thực lục, vua Minh Mạng từng nói:
“Ta xem thơ của đế vương Trung Hoa xưa, duy có Đường Thái Tông là hơn cả. Lời lẽ ý tứ khéo léo, đẹp đẽ, cách điệu mới mẻ, lạ lùng, không phải người ta có thể theo kịp. Còn thơ của Càn Long đời nhà Thanh phần nhiều gượng ép, quê mùa thô kệch, không đáng nói đến”.
3. Vua Càn Long từng nổi tiếng với một bài thơ vô cùng đơn giản, phần lớn người Trung Quốc đều thuộc lòng. Bài thơ này mô tả thứ gì?
-
Quả dưa chuột
0%
- Bông tuyết
0%- Cái quạt
0%- Đôi đũa
0%Chính xácBài thơ “Phi tuyết” hay “Tuyết bay” của vua Càn Long nổi tiếng vì đơn giản đến mức đa phần người Trung Quốc đều có thể học thuộc sau một vài lần đọc.
Trong một lần đang thưởng ngoạn tại Tây Hồ, Hàng Châu, thời tiết đột ngột chuyển lạnh và có tuyết rơi. Đây chính là cảm hứng giúp vua Càn Long làm bài thơ “Phi tuyết”.
Bài “Phi tuyết” được dịch theo Hán Việt như sau:
“Nhất phiến nhất phiến hựu nhất phiến
Lưỡng phiến tam phiến tứ ngũ phiến
Lục phiến thất phiến bát cửu phiến
Phi nhập lô hoa đô bất kiến”.
Dịch nghĩa:
"Một bông một bông lại một bông
Hai bông ba bông bốn năm bông
Sáu bông bảy bông tám chín bông
Bay vào hoa lau đều không thấy”.
4. Tương truyền, Minh Mạng rất hâm mộ thơ của vị vua Việt Nam nào?
-
Vua Lê Thánh Tông
0%
- Vua Trần Anh Tông
0%- Vua Lý Thái Tổ
0%- Vua Hồ Quý Ly
0%Chính xácBên cạnh Đường Thái Tông, vua Minh Mạng còn rất thích thơ của vua Lê Thánh Tông. Ông từng xuống chỉ cho dân gian sưu tầm thơ của Lê Thánh Tông để lưu truyền muôn đời. Vua Minh Mạng dụ rằng:
“Trẫm nghĩ đến người xưa rất ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm ra đời đã lâu nên bị tản mát hết. Nay ra lệnh cho Bộ Lễ đi Bắc thành, Thanh, Nghệ, Ninh Bình, phàm các nhà quan lại, sĩ thứ trong hạt, nếu ai cất giữ được di cảo, thơ văn thời Hồng Đức cho chuyển tới kinh, giao người phụ trách tích trữ. Sau đó cho lên bàn in, để truyền bá khắp thiên hạ, ai ai cũng tỏ cái hay của người xưa”.
5. Vị vua nhà Nguyễn nào cũng nổi tiếng là người hay làm thơ?
-
Vua Thiệu Trị
0%
- Vua Tự Đức
0%- Vua Dục Đức
0%- Vua Hiệp Hòa
0%Chính xácVua Tự Đức (1829-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông là vị vua thích làm thơ của nhà Nguyễn. Ông để lại khoảng 600 bài văn, 4.000 bài thơ, văn chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm.
Vua Tự Đức cũng nổi tiếng với những lần so tài cùng “ông thánh thơ ngông” Cao Bá Quát. Không ít lần cái tài của Thánh Quát đã làm vua bị bẽ mặt.
- Vua Tự Đức
- Vua Trần Anh Tông
- Bông tuyết
- Vua Ung Chính
- Vua Minh Mạng