1. Vị tướng dẫn đầu Đại đoàn quân giải phóng Thủ đô là ai?

  • Văn Tiến Dũng
    0%
  • Nguyễn Chí Thanh
    0%
  • Lê Trọng Tấn
    0%
  • Vương Thừa Vũ
    0%
Chính xác

Ngày 10/10/1954, bác sĩ Trần Duy Hưng cùng Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ dẫn đầu đội hình Đại đoàn 308 trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong vòng tay, cờ hoa chào đón của đồng bào.

Trung tướng Vương Thừa Vũ (1910-1980) là một trong những danh tướng quân sự tài ba. Ông đã tham gia và chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Đặc biệt, ông là một trong những vị tướng có nhiều công lao gắn với Thủ đô Hà Nội từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. 

2. Những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội theo hướng nào?

  • Cầu Long Biên
    0%
  • Ga Hà Nội
    0%
  • Chợ Đồng Xuân
    0%
  • Ô Cầu Dền
    0%
Chính xác

Đúng 16h ngày 9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng rút sang phía đông cầu Long Biên, quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội.

Đến sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn, mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hàng chục vạn nhân dân Thủ đô tràn ngập cờ hoa với niềm hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về.

3. Lễ chào cờ sau khi quân ta tiếp quản Thủ đô diễn ra vào thời gian nào?

  • 10h ngày 10/10/1954
    0%
  • 14h ngày 10/10/1954
    0%
  • 15h ngày 10/10/1954
    0%
  • 16h ngày 10/10/1954
    0%
Chính xác

Buổi chiều 10/10/1954, đoàn quân tiếp quản Thủ đô tập trung ở sân Cột Cờ, đội ngũ chỉnh tề cùng nhân dân dự lễ thượng cờ. 15 giờ cùng ngày, còi Nhà hát thành phố nổi lên một hồi dài, Quốc ca hùng tráng vang lên, cờ Tổ quốc phấp phới bay trên đỉnh cột cờ Hà Nội. Sau đó, sư đoàn trưởng Vương Thừa Vũ bắt đầu đọc thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô. 

4. Sau ngày tiếp quản Thủ đô, một bức điện được phát lên không trung từ sân bay nào?

  • Sân bay Bạch Mai
    0%
  • Sân bay Gia Lâm
    0%
  • Sân bay Nội Bài
    0%
  • Sân bay Hòa Lạc
    0%
Chính xác

Vào ngày tiếp quản Thủ đô, ở bên kia, phía bắc sông Hồng có những đơn vị vẫn phải đấu tranh để tiếp quản sân bay Gia Lâm, một trong những sân bay lớn nhất khu vực Viễn đông ngày ấy. Theo quy định, sĩ quan và nhân viên của không quân Pháp được tạm thời ở lại cho đến ngày cuối cùng của năm 1954.

Đêm 31/12/1954, cán bộ chiến sĩ ta bám sát vị trí, chờ giờ phút chuyển giao kỹ thuật từ người Pháp. 23 giờ 40 phút nghi lễ bàn giao kết thúc, chiếc DC - 3 cất cánh đưa những người Pháp cuối cùng rời khỏi sân bay Gia Lâm. 

Từ sân bay Gia Lâm, một bức điện được phát lên không trung: "Kể từ 0 giờ ngày 1/1/1955, theo giờ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, sân bay Gia Lâm không còn nằm trong khu quản chế của Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn ra vào miền Bắc Việt Nam phải xin phép cơ quan điều phái của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà". Tiếp đó, đài chỉ huy của sân bay phát thông báo bộ chữ tín hiệu HN (Hà Nội), thay cho bộ chữ F2Y mà người Pháp đặt truớc đây.

5. Ai là chủ tịch UBND thành phố đầu tiên của Hà Nội?

  • Trần Văn Lai
    0%
  • Trần Duy Hưng
    0%
  • Vương Thừa Vũ
    0%
  • Hoàng Văn Nghiên
    0%
Chính xác

Thời kỳ kháng chiến, bác sĩ Trần Duy Hưng (1912-1988) tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động xã hội. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông làm Thị trưởng thành phố Hà Nội. Lúc này, bác sĩ Hưng mới 33 tuổi.

Bất ngờ trước trọng trách lớn lao đó, bác sĩ Trần Duy Hưng bày tỏ: "Thưa Cụ, chức Chủ tịch xin Cụ chọn người khác xứng đáng hơn, tôi không quen làm". Nghe vậy, Bác Hồ động viên: "Tôi có quen việc làm Chủ tịch nước đâu, chúng ta cứ làm rồi sẽ quen”.

Bác sĩ Hưng làm Thị trưởng Hà Nội từ ngày 30/8/1945 đến 19/12/1946. Đến năm 1954, ông đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Y tế. Tháng 10/1954, ông được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội, dẫn đầu đoàn quân tiếp quản Thủ đô và ngay sau đó được bầu lại chức Chủ tịch Ủy ban hành chính Thủ đô Hà Nội (nay là UBND thành phố).