Ông Trump đã cố gắng thuyết phục Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un thông qua các hội nghị thượng đỉnh ở Singapore và Hà Nội nhưng bất thành, khiến quan hệ Mỹ - Triều lại rơi vào căng thẳng. Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành động thử nghiệm tên lửa.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trực tiếp gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un 3 lần nhưng không đạt được tiến bộ về phi hạt nhân hóa. Ảnh: Reuters

Theo nhật báo Daily NK, những lỗ hổng trong chủ trương của Tổng thống Trump áp dụng các biện pháp trừng phạt - chẳng hạn như không chặn dòng ngoại tệ đổ vào Triều Tiên, hoặc không tận dụng hết điểm yếu dễ bị tổn thương tài chính của nước này – cùng các chính sách thiếu nhất quán với Hàn Quốc đã dẫn đến thất bại của Mỹ.   

Mỹ cần gì?

Tổng thống đắc cử Joe Biden cần có sự ổn định ở một nhà lãnh đạo mà nước Mỹ cần có và một cơ hội sắp xếp lại các chiến lược và mục tiêu chung. Nhưng danh sách ưu tiên của ông giờ đây vẫn chưa có đòn bẩy nào liên quan đến Triều Tiên.

Khi chọn người vào các vị trí trong chính quyền mới, ông Biden cam kết tập trung vào các vấn đề trong nước như ứng phó đại dịch Covid-19, giải quyết tác động của biến đổi khí hậu và xử lý những bất bình đẳng chủng tộc đang tồn tại. 

Ở bên ngoài Mỹ, ông Biden ưu tiên hàng đầu cho việc quay trở lại và đàm phán Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) với Iran, đánh giá và tái định hình quan hệ với Trung Quốc, sau đó chuyển sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

Về vấn đề hạt nhân Iran, các cuộc đàm phán ở cấp độ làm việc tương đương với hồi năm 2015 khi chính quyền Obama ký JCPOA là có thể đạt được, và Iran có thể nhượng bộ giữ đúng lời hứa nếu ông Biden giảm bớt các biện pháp trừng phạt, dù hai bên vẫn căng thẳng sau vụ nhà khoa học hàng đầu hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát. 

Nhưng với Triều Tiên, điều tương tự khó có thể diễn ra vì nước này không chịu nhượng bộ, thậm chí còn thường xuyên có những hành động khiêu khích nhắm đến Hàn Quốc. 

Mong muốn của Seoul và Bình Nhưỡng  

Nhiệm kỳ của Tổng thống Moon Jae In sẽ kết thúc trong năm 2022, hay nói cách khác, khó có khả năng chính quyền hai nước Mỹ - Hàn tái lập được các chính sách đối ngoại chung hướng tới Triều Tiên trong khoảng thời gian còn lại.

Trong khi đó, ông Kim Jong Un tỏ ra không quan tâm đến đối thoại, đặc biệt khi ông dốc sức khắc phục hậu quả của các thảm họa vừa qua ở trong nước, bao gồm đóng cửa biên giới, giá cả tăng cao, thiếu thốn thực phẩm, mưa bão và đại dịch Covid-19.

Đến nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn chưa có phản ứng gì sau những bình luận về Triều Tiên của ông Joe Biden, cũng như chưa đưa ra thông báo nào về chiến thắng bầu cử mà chính trị gia Dân chủ Mỹ giành được.

{keywords}
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Ảnh: Wikimedia Commons

Nhà lãnh đạo mới

Ông Biden có thể sử dụng thủ thuật "câu giờ" để tạo lợi thế cho mình, nhưng về chính sách đối ngoại, vị Tổng thống đắc cử giờ đây có nhiều vấn đề cấp bách hơn phải giải quyết hơn mà mối đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Triều Tiên. Một loạt những bất đồng và trở ngại nội bộ với các đồng minh của Mỹ cần được cải thiện ít nhất ở một mức độ nào đó nếu có cơ hội giải quyết.

Trong khi đó, bất kỳ cuộc đối thoại tương lai nào với Triều Tiên đều có khả năng sẽ gặp phải số phận giống như các hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim.

Thanh Hảo

Kim Jong Un họp Bộ Chính trị, công bố quyết định quan trọng

Kim Jong Un họp Bộ Chính trị, công bố quyết định quan trọng

Chủ tịch Kim Jong Un chủ trì cuộc họp và quyết định sẽ tổ chức Đại hội đảng Lao động Triều Tiên vào đầu tháng tới.

Em gái Kim Jong Un cảnh báo Ngoại trưởng Hàn 'trả giá đắt'

Em gái Kim Jong Un cảnh báo Ngoại trưởng Hàn 'trả giá đắt'

Người em gái quyền lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha sẽ "trả giá đắt" vì các bình luận mới đây về cách phòng chống Covid-19 của Bình Nhưỡng.