1. Từ “Chạp” trong tên gọi tháng Chạp bắt nguồn từ đâu?

  • Văn hóa Việt cổ
    0%
  • Văn hóa Trung Quốc
    0%
  • Thời điểm thu hoạch mùa màng
    0%
  • Ngày lễ truyền thống của Đông Nam Á
    0%
Chính xác

Theo GS Nguyễn Tài Cẩn trong giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt, chữ tháng Chạp bắt nguồn từ hai chữ "lạp nguyệt" mà người Việt đã đọc chệch từ "lạp" thành "chạp".

Chữ “Lạp” trong tiếng Hán chỉ lễ tế thần vào dịp cuối năm (tháng 12 âm lịch). Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên cũng gọi tháng này là tháng Chạp. Tháng Chạp cũng gắn liền với các nghi thức cúng bái và lễ Chạp mả.

Trong tiếng Hán, “lạp” cũng có nghĩa là lễ tất niên, nghĩa này cũng liên quan đến tập tục kể trên.

2. Lễ Chạp mả trong tháng Chạp ở Việt Nam mang ý nghĩa gì?

  • Dọn dẹp phần mộ tổ tiên và tri ân nguồn cội
    0%
  • Mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình
    0%
  • Gắn kết dòng họ và giáo dục con cháu
    0%
  • Tất cả các ý trên
    0%
Chính xác

Lễ Chạp mả là dịp để người Việt thăm viếng mộ tổ tiên, dọn dẹp phần mộ và mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đây cũng là cơ hội để các dòng họ truyền dạy con cháu về vai vế, công lao của tổ tiên, mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa “uống nước nhớ nguồn”. Tục lệ chạp mả được duy trì từ đời này sang đời khác trở thành một nét đẹp trong những tục lệ ăn Tết Nguyên đán của người Việt Nam.

3. Tháng Chạp còn được gọi là “tháng củ mật”. “Củ mật” có nghĩa là gì?

  • Một loại củ được dùng phổ biến dịp cuối năm
    0%
  • Từ Hán Việt, chỉ sự cẩn trọng
    0%
  • Một phong tục cầu may cuối năm
    0%
  • Tên gọi khác của tháng 12 trong lịch sử
    0%
Chính xác

Tháng Chạp là tháng mà ông cha ta ngày xưa nhắc nhau nhiều nhất về sự cẩn thận để tránh mất trộm. Cuối năm ai cũng mệt mỏi, bận rộn nên dễ mất cảnh giác, sơ suất, trong nhà lại thường có nhiều hàng hóa, tiền của, đồ đạc… hấp dẫn bọn trộm. Những kẻ đạo chích tranh thủ thời gian này để ra tay.

Ngoài chuyện đề phòng trộm cắp, một vấn đề cần “củ mật” nữa là hỏa hoạn. Mùa đông thời tiết hanh khô, mọi người lại nấu nướng nhiều hơn, cỗ bàn tiệc tùng cũng dễ sơ sểnh hơn, chỉ cần lơ là không để ý những đốm lửa nhỏ khiến đám cháy bùng lên thì có khi nhà cửa, tài sản bị thiêu rụi. Thực tế xưa nay có rất nhiều vụ cháy nhà, cháy chợ xảy ra trong những ngày cuối năm âm lịch.

Như vật, tháng củ mật có nghĩa là tháng của sự cẩn thận, tháng cần tỉnh táo, giữ gìn, tránh sự bừa bãi, tùy tiện kẻo hậu quả có thể rất lớn.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, “củ mật” trong tiếng Hán có nghĩa là kiểm soát (củ là kiểm, mật là cẩn mật). Tháng Chạp được gọi là “tháng củ mật” để nhắc nhở mọi người cẩn thận trong mọi việc, đặc biệt là bảo vệ tài sản, phòng chống cháy nổ và tai nạn vào dịp cuối năm.

4. Người Việt thường thờ cúng bao nhiêu đời tổ tiên trong tháng Chạp?

  • 2 đời
    0%
  • 3 đời
    0%
  • 4 đời
    0%
  • Không giới hạn
    0%
Chính xác

Theo bài viết “Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm chuyển tải trong sự thờ cúng của hậu thế, hướng tới sự tồn tại của linh hồn tổ tiên và lập mối liên hệ giữa người đã chết và người đang sống (cùng chung huyết thống). 

Theo trục dọc lịch đại phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự liên hệ nối tiếp liên tục các thế hệ: ông bà - cha mẹ - bản thân. Mỗi con người phải có trách nhiệm thờ phụng bốn đời trước: cao, tằng, tổ, khảo (kỵ, cụ, ông, bố) và họ cũng tin rằng tới lượt họ sẽ được con cháu bốn đời kế tiếp cúng giỗ. 

Bộ luật Hồng Đức xưa cũng quy định rõ, việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời (tự mình là con, tính ngược lên 4 đời là: Cha, mẹ, ông bà, cụ, kỵ)…