“Những người họ hàng lớn tuổi bắt đầu hỏi tôi về sự nghiệp tương lai, điều này chỉ làm tăng thêm những căng thẳng liên quan tới công việc. Rồi cha mẹ cũng lại giục tôi sớm kết hôn”, Kim nói. “Tôi mong là năm nay mọi việc sẽ dễ chịu hơn, vì tôi có thể lấy việc đi nghĩa vụ quân sự sắp tới để tránh những câu hỏi như vậy”.
Những người trẻ tuổi có suy nghĩ như Kim đang ngày tránh những cuộc gặp mặt gia đình mở rộng, vốn là trung tâm của Tết và lễ Chuseok. Theo một khảo sát chung của cổng thông tin việc làm Job Korea và Albamon, 6 trong số 10 người Hàn Quốc nói, họ muốn tránh tham gia các cuộc tụ họp gia đình và đón Tết một mình.
Số những người không mặn mà với các cuộc gặp gia đình nhiều một cách đáng ngạc nhiên, theo Chosun Ilbo. Từ góc nhìn của một người trẻ, việc giao tiếp hàng năm với họ hàng thường hiếm khi vui vẻ. Khoảng cách thế hệ giữa các thành viên gia đình là rất lớn. Những câu hỏi về sự nghiệp hay kiếm việc là không thể tránh được.
Những cuộc trao đổi thường mang giọng bề trên với những người trẻ đang tìm việc khi mà họ đang phải sống giữa thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi là 9,5%. Giới trẻ hiếm khi có được lời khuyên hữu ích từ những người họ hàng lớn tuổi và thường bị so sánh về thành công hoặc thất bại với những thành viên khác trong gi đình.
Trên thực tế, 1/3 số người tham gia khảo sát cho hay, sự căng thẳng mà họ gặp phải khi gặp gỡ họ hàng vào dịp Tết cũng như những gì họ phải đối mặt khi đi tìm việc hoặc học hành.
Theo kết quả một cuộc bỏ phiếu của những người tham gia khảo sát thì giới trẻ Hàn Quốc ghét nhất là câu: “Dự định tương lai của cháu như thế nào?”, “Khi nào kiếm được việc làm?”. Những câu nói bắt đầu như “Khi tôi ở tuổi cháu…” hoặc “Bác nói như vậy để tốt cho cháu thôi…”.
Tuy nhiên, vì là truyền thống nên các cuộc gặp mặt dịp Tết là khó tránh. Có tới 57% trong số 3.390 người tham gia khảo sát cho hay, họ sẽ vẫn tham gia các cuộc tụ họp gia đình dịp Tết.
Hoài Linh