Huawei luôn nằm trong danh sách tình nghi có quan hệ ngầm với Trung Quốc. Không chỉ có Huawei, Facebook còn chia sẻ dữ liệu người dùng cho các công ty Trung Quốc như Oppo, Lenovo hay TCL.
Trong tuần qua, một báo cáo tiết lộ cho thấy Facebook không chỉ chia sẻ dữ liệu người dùng cho các nhà phát triển ứng dụng mà còn cho cả những nhà sản xuất smartphone.
Theo New York Times, Facebook thừa nhận họ có quan hệ đối tác chia sẻ dữ liệu với ít nhất 60 nhà sản xuất thiết bị, trong đó có Amazon, Samsung, Apple. Các công ty này nhận được quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, bao gồm thông tin về bạn bè mà không có sự đồng ý của họ. Trong một số trường hợp, các công ty này có thể truy cập cả đến bạn bè của những người có trong danh sách bạn bè của chủ tài khoản.
Danh sách được công bố có cả những công ty công nghệ Trung Quốc như Oppo, Lenovo, TCL và Huawei. Những nhà sản xuất đến từ Trung Quốc cũng được cấp quyền can thiệp vào tài khoản người dùng tương tự như các công ty Mỹ.
Từ trước đến nay Huawei vốn được chính phủ Mỹ giám sát chặt chẽ do nghi vấn về những rủi ro an ninh mạng tiềm ẩn từ mối liên hệ ngầm với Trung Quốc. Với sự thừa nhận công khai của Facebook, việc Huawei theo dõi được các tài khoản người dân Mỹ dẫn đến sự vào cuộc của chính phủ nước này.
Theo chia sẻ của đại diện Facebook với tờ New York Times, Huawei đã sử dụng quyền truy cập mà Facebook cung cấp để đưa ứng dụng vào thiết bị của người dùng, giúp họ có thể xem tất cả tin nhắn và tài khoản mạng xã hội cùng lúc.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Facebook nói rằng dữ liệu người dùng không được gửi đến máy chủ của Huawei. Theo đó, Huawei đã làm việc với Facebook để các dịch vụ của mạng xã hội này có thể thuận tiện hơn cho người dùng. Huawei chưa bao giờ thu thập hoặc lưu trữ bất kỳ dữ liệu người dùng Facebook nào, đại diện mạng xã hội này chia sẻ.
Facebook cho rằng hành động của Huawei tương tự các công ty công nghệ lớn khác đang làm. BlackBerry và Samsung đã tích hợp các tính năng phổ biến như nút Like và sử dụng quyền truy cập Facebook trên các thiết bị của họ.
Sở dĩ vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của Mỹ bởi chính phủ nước này cho rằng Huawei có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc.
Vào năm 2012, Ủy ban Tình báo Hoa Kỳ đã nêu tên Huawei và ZTE như những rủi ro nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Chính phủ Mỹ cho rằng thiết bị của hai nhà sản xuất này có khả năng do thám công dân Mỹ và gửi thông tin về Trung Quốc. Huawei cũng đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra do có khả năng vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.
Người sáng lập Huawei, ông Ren Zhengfei vốn là một cữu kỹ sư trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông gia nhập vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1978, 10 năm sau đó, Ren Zhengfei bắt đầu thành lập Huawei.
Người sáng lập Huawei từng lên tiếng phủ nhận lại các cáo buộc, tuy nhiên cơ quan tình báo Mỹ vẫn rất thận trọng với nhà sản xuất này. Hồi tháng 2 năm ngoái, người đứng đầu FBI, CIA và NSA từng khuyến cáo công dân Hoa Kỳ không nên sử dụng các sản phẩm điện thoại của Huawei.
Việc Facebook cho phép Huawei truy cập vào dữ liệu người dùng cũng khiến các thượng nghị sỹ Mỹ tỏ ra lo ngại. Vấn đề mà các thượng nghị sỹ quan tâm là khi truy cập vào dữ liệu, chúng có bị gửi đến máy chủ đặt tại Trung Quốc hay không. Nghị sỹ Marco Rubio thậm chí còn gửi thư cho Alphabet để hỏi xem liệu Google có bán dữ liệu người dùng của mình cho các công ty Trung Quốc giống như Facebook.
Trong một bài phát biểu, Phó chủ tịch quan hệ đối tác mảng di động của Facebook - ông Francisco Valera cho rằng mối quan hệ với những công ty như Huawei, Lenovo, Oppo hay TCL đã được kiểm soát ngay từ đầu. Facebook đã chấp nhận các dịch vụ mà những công ty này đưa ra bằng cách sử dụng dữ liệu người dùng, Francisco Valera cho biết.
Tuấn Nghĩa (Theo TheVerge)
ZTE trả giá đắt, Facebook chia sẻ dữ liệu người dùng cho công ty Trung Quốc
Facebook thừa nhận chia sẻ dữ liệu người dùng cho công ty Trung Quốc; ZTE trả giá đắt để Mỹ xoá bỏ lệnh cấm; Apple ra mắt iOS 12,... là những tin nổi bật trong bản tin công nghệ thứ 7 tuần qua.
Hàng chục triệu status riêng tư trên Facebook bị chuyển sang công khai
Một lỗ hổng vừa khiến hàng chục triệu status bị chuyển sang chế độ công khai trên Facebook. "Người cũ" của bạn có thể đã đọc được những gì mà bạn che đậy trong thời gian qua.
Facebook thừa nhận chia sẻ dữ liệu người dùng cho 4 công ty Trung Quốc
Các thoả thuận hợp tác giữa Facebook và các công ty Trung Quốc nhận dữ liệu người dùng này vẫn còn hiệu lực.
Facebook bị tố để 60 công ty lấy dữ liệu người dùng
Mới đây, tờ New York Times đã tố Facebook để ít nhất 60 hãng sản xuất thiết bị phần cứng như Apple, Samsung, Amazon,... truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng.
Facebook sẽ bị cấm cửa tại Papua New Guinea trong 1 tháng
Công dân Papua New Guinea sẽ không thể sử dụng Facebook do lệnh cấm của chính phủ. Nước này cũng đang thể hiện mong muốn tự tạo ra một trang mạng xã hội nhằm thay thế Facebook.