Tập đoàn Hyundai ra mắt Kona - dòng ô tô thể thao chạy điện đầu tiên tại Ấn Độ vào mùa hè năm nay với chương trình quảng cáo đầy hấp dẫn mang slogan “Đi đến tương lai” nhưng chỉ vài tháng sau, hãng xe này trở nên đơn độc trong thị trường đáng ra có tiềm năng rộng mở này.
Dòng xe thể thao chạy điện KONA mới ra mắt tại Ấn Độ. |
Tiềm năng của thị trường phương tiện điện của Ấn Độ là không thể chối cãi. Cho tới nay, trong tổng số 1.000 người Ấn mới có 27 chiếc ô tô, so với con số 570 chiếc cho cùng lượng người dân Đức, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất ô tô toàn cầu.
Không chỉ Hyundai nhìn thấy cơ hội trong nền kinh tế lớn thứ ba châu Á. MG Motor, nhà sản xuất ô tô lâu đời của Anh thuộc sở hữu của liên doanh Nissan Motor và SAIC Motor xem phương tiện điện là cách tiếp cận thị trường rộng lớn này.
Trong một quốc gia có khoảng 150 triệu người lái xe, chỉ có 130 chiếc xe điện Kona được bán cho các đại lý cho đến tháng 8/2019. Tốc độ tiêu thụ này cho thấy khó khăn các nhà sản xuất ô tô vấp phải khi muốn tìm chỗ đứng cho phương tiện điện trong thị trường ô tô lớn thứ tư thế giới, ngay cả khi đã được chính phủ chấp thuận và ủng hộ. Lý do vì sao?
Kona được bán với giá khoảng 35.000 USD trong khi một người Ấn Độ trung bình kiếm được khoảng 2.000 USD/năm - và dòng ô tô chạy xăng bán chạy nhất có giá khoảng 4.000 USD. Chỉ có hơn 8.000 chiếc xe ô tô điện được bán tại Ấn Độ trong suốt 6 năm qua, theo dữ liệu Bloomberg thu thập. Trong khi tại thị trường Trung Quốc có thể tiêu thụ được lượng lớn hơn vậy chỉ trong 2 ngày.
Người dân khó có khả năng chi trả cho xe ô tô điện ở Ấn Độ, Bhargava, chủ tịch của Maruti Suzuki India, nhà sản xuất của Alto - dòng xe bán chạy hàng đầu Ấn Độ. “Tôi không nghĩ rằng chính phủ hoặc các công ty xe hơi hy vọng trong 2-3 năm tới thị trường xe điện sẽ nở rộ thực sự”, ông này cho biết.
Hơn một nửa số xe chở khách được bán ở Ấn Độ năm ngoái có giá từ 8.000 USD trở xuống và theo nghiên cứu của Bloomberg, giá ô tô điện sẽ không thể rẻ bằng ô tô chạy bằng xăng cho đến đầu những năm 2030. “Khi nói đến xe điện, người tiêu dùng Ấn Độ khá phấn khích… nhưng khi bảng giá hiện ra thì nỗi hào hứng đó tiêu tan”, theo ông Gulati, Phó Chủ tịch Liên đoàn Hiệp hội Tiêu thụ Ô tô Ấn Độ.
Bên cạnh câu chuyện giá cả của dòng xe Kona, để giải mã sự lạnh nhạt với phương tiện điện ở Ấn Độ còn phải nói đến việc thiếu cơ sở hạ tầng và ưu đãi khi các ngân hàng Ấn Độ vẫn khá dè dặt việc cho vay tín dụng để mua các phương tiện điện. Trong năm 2018, Ấn Độ có khoảng 650 trạm sạc cho xe ô tô điện, trong khi Trung Quốc – thị trường phương tiện điện lớn nhất thế giới, có khoảng 456,000 điểm sạc.
Phân khúc này vẫn chưa đạt được những bước tiến ý nghĩa sau hơn 4 năm kể từ khi chính phủ bắt đầu quảng bá các phương tiện sạch, trong nỗ lực cải thiện hình ảnh cho một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Vào tháng 2, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết chi 1,4 tỷ USD cho các khoản trợ cấp, cơ sở hạ tầng để làm nền tảng cho phương tiện điện phát triển, tuy nhiên những nỗ lực này xem ra vẫn còn khiêm tốn.
Theo Kinh tế đô thị
Malaysia sắp trình làng chiếc xe điện đầu tiên
Theo báo cáo của Cục Dự trữ Malaysia, chiếc xe ô tô điện EV đầu tiên của Malaysia dự kiến sẽ trình làng vào quý đầu tiên của năm 2021, với tham vọng sản xuất được 50.000 chiếc cho thị trường trong nước và trên thế giới.