Trong quá trình khai quật những hầm mộ, các nhà khảo cổ tìm thấy các xác ướp mèo thật, giả lẫn lộn với cả xương người.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người Ai Cập cổ đại còn coi mèo quan trọng hơn cả mạng sống của bản thân. Chẳng hạn khi căn nhà bị cháy, người trong nhà sẽ ưu tiên cứu mèo trước. Khi mèo qua đời, cả gia đình chủ sẽ cạo lông mày để tưởng nhớ.
Vậy đâu là lý do khiến người Ai Cập cổ đại yêu quý loài mèo đến như vậy?
Theo các tư liệu được kênh National Geographic công bố, có 2 lý do chính khiến người Ai Cập cổ đại tôn thờ mèoy. Đầu tiên, mèo bảo vệ những sản phẩm nông nghiệp của người nông dân khỏi các loài gặm nhấm.
Người dân Ai Cập khi đó đã vô tình phát hiện việc mèo hoang chuyên săn bắt những loài vật phá hoại như chuột. Vậy là nhiều nhà bắt đầu đặt thức ăn xung quanh nhà họ để dụ mèo tới thường xuyên. Theo thời gian, các chú mèo hoang đã dần trở thành mèo nhà kiêm ‘người bảo vệ’ nông sản.
Thứ hai là về tín ngưỡng, rất nhiều người Ai Cập thời xa xưa tin mèo là một loài vật có ma thuật huyền bí. Họ tin rằng nếu con mèo xuất hiện trong giấc mơ của họ thì đây là điềm báo vận may đang tới.
Loài mèo còn được thần thoại hóa trong tín ngưỡng của người Ai Cập với hình tượng nữ thần Bastet. Nữ thần Bastet được thờ phụng bởi những người muốn tìm kiếm sự bảo vệ khỏi các loài vật có nọc độc như rắn, đồng thời nữ thần này cũng được coi là tượng trưng cho công lý.
Giới chức Ai Cập cổ đại đã ban bố nhiều điều luật để bảo vệ loài mèo. Chẳng hạn, một người giết chết mèo, dù là lỡ tay, sẽ bị xử tử hình. Việc xuất khẩu mèo sang một quốc gia khác cũng bị coi là hành vi phạm pháp.
Chú mèo bốn tai Midas ở Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành hiện tượng hot trên mạng xã hội của nước này thời gian gần đây.
Sử dụng mèo làm "tên lửa" là một chiến thuật hoàn hảo hay chỉ là một ý tưởng tồi?