Sự việc một chiếc ôtô Honda tại Hà Nội có thể đổ quá tới hơn 10 lít nhiên liệu so với dung tích bình xăng được công bố khiến người tiêu dùng không khỏi nghi ngờ về tính chính xác và độ tin cậy không chỉ của nhà sản xuất, mà còn cả đối với cây xăng.

Vấn đề của người tiêu dùng Việt Nam, sau sự việc này, là câu hỏi lớn: Liệu có sự lừa đảo hay gian lận gì không?

Việc bình xăng công bố ít mà đổ được nhiều chỉ lên quan đến vấn đề… tôn trọng khách hàng và trách nhiệm công bố thông tin mình bạch của nhà sản xuất đến người tiêu dùng; trong khi đó, các cây xăng, nhà cung cấp nhiên liệu, nếu có yếu tố gian lận, thì sẽ có các cơ quan quản lí thị trường xử lí.

Nói đến chuyện sai số ở bình nhiên liệu, đầu tiên cần phải chắc chắn rằng chiếc xe chưa bị va chạm làm móp méo hoặc đã được thay thế bình xăng mới hay cụm bơm nhiên liệu không đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Sau đó, chúng ta mới xem xét đến những con số mà nhà sản xuất đưa ra liên quan đến dung tích bình nhiên liệu.

Tại sao có thể đổ nhiên liệu nhiều hơn thông số của nhà sản xuất công bố đối với bình chứa?

Thông thường, bình xăng được bố trí ở phía sau xe (trừ một số dòng xe thể thao hạng sang), cách xa nguồn gây cháy là động cơ (bởi nhiệt và tia lửa điện). Do đó, cần phải có ống dẫn nhiên liệu từ bình chứa đến động cơ. Đối với các mẫu xe compact (hạng C như Mazda3, Focus, Civic…), đoạn đường ống này có thể chứa tới 2 -3 L nhiên liệu. Đó là chưa kể, đoạn đường ống từ nắp bình xăng xuống đến bình chứa cũng cần được tính đến khi người dùng cố tình đổ thêm nhiên liệu sau khi khóa trên vòi phun đã tự ngắt.

{keywords}
Mô tả hệ thống cung cấp xăng trên ôtô

Ngoài ra, dù là xe ở xứ sở Cờ hoa hay đất nước Mặt trời mọc, ôtô đều luôn được trang bị hệ thống lọc nhiên liệu (để lọc cặn và rỉ sét), để đảm bảo hệ thống phun nhiên liệu với vòi phun cực nhỏ luôn cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ vận hành ổn định. Với mỗi bộ lọc xăng, tùy từng loại xe, lượng xăng chứa trong cốc lọc có thể dao động từ 0,3 đến 0,5L.

Và cuối cùng, cũng là thắc mắc quan trọng nhất: Khi nhà sản xuất công bố dung tích bình, ví dụ là 70L, thì mức nhiên liệu mà bình chứa được, là đúng 70L hay nhiều hơn? Câu trả lời là dung tích thực của bình xăng sẽ lớn hơn so với mức nhiên liệu công bố, do trong quá trình vận hành, nhiệt độ cao sẽ khiến xăng giãn nở và bốc hơi, làm tăng áp suất trong đường ống và bơm nhiên liệu, dẫn đến nguy cơ gây rò rỉ nhiên liệu và có thể bị trào ra ngoài, dẫn đến khả năng hỏa hoạn (*). Chính vì vậy, các thông số bình nhiên liệu do nhà sản xuất công bố, đều là mức nhiên liệu AN TOÀN để đảm bảo không có rủi ro liên quan đến cháy nổ (và cả để báo cáo các cơ quan đăng kiểm).

{keywords}
(*) Do trong quá trình vận hành, xăng luôn giãn nở, bốc hơi và làm tăng áp suất gây ra nguy cơ hỏa hoạn, nên thiết kế bình xăng có một bộ phận xử lí việc này gọi là hệ thống kiểm soát hơi xăng giúp làm giảm áp suất và thu hồi xăng để tiết kiệm nhiên liệu. Hệ thống này thu hồi hơi xăng bốc lên từ bình nhiên liệu và gom vào một bình chứa (khi xe không vận hành), sau đó được pha trộn, rồi bơm trở lại đường khí nạp động cơ, tránh thất thoát nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Do đó, khi lượng nhiên liệu bơm vào bình nhiều hơn so với mức công bố, cũng là lúc lượng xăng đã được bơm quá mức, vào cả phần không gian trống trong bình nhiên liệu. Các trường hợp này có thể do vị trí đỗ xe bị nghiêng, dẫn đến việc hệ thống đo áp suất ở vòi bơm xăng nhận diện sai, nên có thể bơm được nhiều hơn, hoặc ít hơn lượng nhiên liệu mà nhà sản xuất công bố; hoặc đơn giản hơn nữa là việc cố đổ thêm khi khóa tự ngắt trên vòi bơm đã đóng (trường hợp này ở Việt Nam thường xuyên xảy ra khi người mua và người bán cố làm tròn số tiền mua xăng).

Như vậy, việc đổ được nhiều xăng hơn mức công bố của nhà sản xuất là hoàn toàn bình thường. Vấn đề cần hơn quan tâm hơn là làm thế nào để (đổ xăng) an toàn khi sử dụng xe, cũng như việc không bị “gian lận” khi đổ xăng, lựa chọn phù hợp nhất là đổ xăng vừa đủ, đúng đến mức hệ thống đo áp suất trên vòi phun tự ngắt báo đầy nhiên liệu ở mức an toàn (trường hợp muốn đổ ĐẦY bình) hoặc yêu cầu nhân viên cây xăng đổ theo một mức tiền cụ thể hoặc mức nhiên liệu chỉ định trước.

(Theo Dân trí)