Sức hút từ hạ tầng

Theo đánh giá của giới chuyên gia, sự chuyển hướng của thị trường sang khu vực phía tây được hậu thuẫn mạnh mẽ từ sự đột phá về hạ tầng trong vòng 2 năm trở lại đây. Đáng kể là hàng loạt tuyến giao thông quan trọng được xây dựng và hai huyện Hoài Đức, Đan Phượng chuẩn bị lên quận vào 2020 - 2025.

Trong 10 năm trở lại đây, khu vực này được chú trọng đầu tư về hạ tầng, từng bước thay đổi và khẳng định vị thế trung tâm mới của thủ đô. Các dự án hạ tầng giao thông lớn đã hình thành, góp phần nâng tầm và kết nối khu vực phía tây Hà Nội với trung tâm thành phố, có thể kể đến như: đại Lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu - Lê Văn Lương cùng xe bus nhanh BRT…

Cùng với đó, Hà Nội cũng đang đẩy nhanh tiến độ hàng loạt trục giao thông quan trọng huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực phía tây với trung tâm thành phố và các tỉnh thành xung quanh như tuyến đường vành đai 2,5 và 3,5 đang được thúc đẩy xây dựng.

Đặc biệt, trục Hồ Tây - Ba Vì có chiều dài khoảng 25km, có điểm đầu từ ngã ba đường Hoàng Quốc Việt với đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối là ngã ba quốc lộ 32 với đường Văn Tiến Dũng đang được đẩy nhanh xây dựng.

Mới đây, một trong những thông tin hạ tầng quan trọng khiến thị trường BĐS phía tây tiếp tục sôi động là việc Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai tuyến đường sắt số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc). Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến là 38,43km, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. 

{keywords}
BĐS khu vực phía tây được hậu thuẫn từ sự đột phá về hạ tầng

Sự bứt phá về hạ tầng cùng với quỹ đất dồi dào khu vực phía tây đã khiến nơi đây trở thành khu vực tăng trưởng của thị trường BĐS ngay trong thời điểm dịch bệnh. Nổi bật, phân khúc nhà liền đất được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Chị Mai Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, 3 tháng nay chị đi tìm mua nhà đất trong khu đô thị khu vực Hà Đông nhưng hầu như không có nguồn hàng mới. Nguồn hàng cũ của các dự án đã ra mắt thị trường dù giao dịch ảm đạm nhưng giá cũng bị đẩy lên 10 - 20% so với đầu năm.

Anh Nam - môi giới nhà đất khu vực Hà Đông cho biết, nửa năm trở lại đây nhà đầu tư bắt đầu có sự quan tâm mạnh mẽ đến BĐS khu vực phía tây. Do khan hiếm nguồn cung biệt thự, liền kề, shophouse mới tại khu vực trung tâm, nên ngay cả các khu đô thị vốn heo hút ít người cũng âm thầm tăng giá khoảng 10% trong vòng 3 tháng qua.

Nguồn cung hiếm hoi

Nắm bắt nhu cầu thị trường hiện nay, một số doanh nghiệp BĐS lên kế hoạch tung sản phẩm, khởi động dự án để đón dòng tiền của giới đầu tư. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sẽ không có nhiều đơn vị sở hữu nguồn hàng mới tham gia thị trường trong 3 tháng còn lại của năm 2020.

Cụ thể, đầu quý IV, Him Lam Land sẽ giới thiệu dự án Him Lam Vạn Phúc với quy mô 222 căn shophouse nằm trên mặt phố Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông. Các căn shophouse được xây dựng 6 tầng, 2 mặt tiền vừa thuận tiện kinh doanh vừa để an cư.

Theo đại diện dự án, đây là nguồn cung hiếm hoi ra mắt thị trường giai đoạn cuối năm 2020 và là dự án được xây dựng gần như hoàn thiện, mới mở bán.

{keywords}
 Các căn shophouse Him Lam Vạn Phúc sở hữu 2 mặt tiền vừa thuận tiện kinh doanh vừa để an cư

Theo dự đoán, trong tương lai 1 - 3 năm tới, khu vực phía Tây mới có thể xuất hiện thêm nguồn cung từ các đại đô thị sắp được triển khai.

Có thể nói, so với các khu vực khác, thị trường BĐS tại phía tây Hà Nội đang trở thành khu vực tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù dịch Covid-19 khiến nhiều phân khúc BĐS trên thị trường “bất động”, nhưng phân khúc nhà liền đất khu vực phía tây vẫn âm thầm tăng trưởng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm.

Doãn Phong