Có vẻ như ngành công nghiệp di động đang trải qua giai đoạn chuyển đổi. Màn hình OLED linh hoạt đã được demo từ lâu nhưng chưa bao giờ bán ra, từ TV cuộn (của LG) đến smartphone (của Samsung và một số hãng khác). Có một thực tế là, trong thị trường điện thoại thông minh sản phẩm liên tục cứ lớn hơn, lớn hơn mãi. Và vì thế, smartphone trở nên khó khăn khi bỏ vào túi. Smartphone có thể gập lại có vẻ sẽ là sản phẩm có khả năng thay đổi cuộc chơi.
Samsung đã trở thành trung tâm chú ý về điện thoại thông minh có thể gập lại, với Galaxy F được đồn đại sắp ra. Nhưng còn một đại gia smartphone khác, cho đến nay vẫn đang im hơi lặng tiếng ở cuộc chơi này, đó là Apple. Vì sao vậy?
Không sợ là kẻ đến sau
Một điều rất đáng nói về Apple: đó là Apple không sợ là kẻ đến sau trong việc áp dụng các công nghệ mới. Một trong những đặc điểm nổi bật của công ty sau khi Steve Jobs trở lại vào năm 1997 là cách tiếp cận bảo thủ đối với nhiều công nghệ mới. Điều này phần lớn là do quá trình ra quyết định của công ty để tích hợp công nghệ mới vào các sản phẩm khác với nhiều đối thủ cạnh tranh. Apple luôn ít quan tâm đến việc chiến đấu trong một trận chiến đặc biệt, bởi vì phần mềm của họ giúp tạo sự khác biệt cho sản phẩm của họ.
Các nhà sản xuất PC Windows và hiện nay là điện thoại Android, không có được sự xa xỉ đó - và vì vậy, nếu một công nghệ mới xuất hiện, họ buộc phải tích hợp ngay hoặc bị coi là tụt lại phía sau. Đôi khi, những công nghệ mới là tốt. Đôi khi, chúng không thực tế, khó sử dụng hoặc lãng phí tiền bạc.
Apple đôi khi sẽ phát minh ra công nghệ mới và đưa nó ra thị trường đầu tiên, nhưng hầu hết, hãng thường chờ đợi để các đối thủ cạnh tranh ồn ào để trải nghiệm xem công nghệ có lỗi, có hạn chế không trong giai đoạn đầu và sau đó sẽ thâm nhập thị trường khi cảm thấy sẵn sàng tích hợp công nghệ mới đó theo cách mà khách hàng sẽ đánh giá cao. Đó là lý do tại sao Apple nổi tiếng về sự đổi mới - và tại sao nhiều người nhận thấy một số công ty đã làm điều gì đó trước tiên nhưng không nhận được thành quả.
Apple có thể bị tổn thương vì chậm chân trong chuyến tàu 5G, nhưng hãy xem, công ty đã rất muộn về Bluetooth và Wi-Fi, nhưng lại giới thiệu cả hai một cách hoàn hảo. Sau nhiều năm làm xáo trộn ngành thanh toán di động, Apple đã công bố Apple Pay và tất cả các đối thủ đã theo dõi và tạo thành xu hướng thanh toán di động.
Màn hình là điểm yếu của Apple?
Một trong những triết lý kinh doanh khác của Apple là họ ghét phải phụ thuộc vào các công ty khác vì công nghệ là cốt lõi cho hoạt động kinh doanh của họ. Chứng kiến sự lộn xộn trong 5G, trong đó tranh chấp pháp lý của Apple với Qualcomm có nghĩa là iPhone không thể áp dụng công nghệ này cho đến năm 2020.
Theo truyền thống, các sản phẩm của Apple luôn nổi bật vì công ty vừa thiết kế cả phần cứng lẫn phần mềm. Nhưng có lẽ sự khác biệt lớn nhất của iPhone so với đối thủ ngày nay là ở bộ vi xử lý cực kỳ mạnh mẽ, tất cả đều được Apple thiết kế và độc quyền cho iPhone.
Trong khi đó, nếu Apple muốn xây dựng một chiếc iPhone có màn hình gập, thì đó sẽ là công nghệ hiện có từ các công ty như Samsung.
Tuy nhiên, đối với màn hình, Apple phụ thuộc vào các nhà sản xuất bên thứ ba. Nhưng điều đó có thể thay đổi, đã có những thông tin cho rằng công ty đang nghiên cứu màn hình MicroLED của riêng mình - nhưng hiện tại, Apple cần sử dụng màn hình do các đối tác cung cấp. Và điều đó có nghĩa là nếu Apple muốn xây dựng một chiếc iPhone có màn hình gập, nhà sản xuất sẽ sử dụng công nghệ hiện có từ các công ty như Samsung.
Có một khả năng khác, và nó phát sinh từ triết lý thiết kế lâu đời của Apple, có thể gọi đó là “Luật của Steve Jobs".
Một chiếc điện thoại có thể gập lại dường như đi ngược lại với Luật của Jobs, bởi vì cơ chế gập đó có lẽ có nghĩa là điện thoại dày hơn, ít nhất là vào lúc bắt đầu. Hiện tại Apple đã chấp nhận các điện thoại lớn như iPhone XR và iPhone XS Max do áp lực thị trường.
Trong mọi trường hợp, nếu Apple áp dụng công nghệ màn hình gập, công ty sẽ làm điều đó muộn hơn một chút. Và hãng sẽ làm điều đó một cách bất ngờ, nếu không, sẽ không còn là Apple nữa.