1. Vị quan này là ai?
-
Lê Văn Duyệt
0%
- Nguyễn Cư Trinh
0%- Nguyễn Văn Thoại
0%- Mạc Cảnh Huống
0%Chính xácNguyễn Cư Trinh (1716-1767) là người phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày nay. Ông là vị danh tướng dưới thời chúa Nguyễn.
Khi ấy, có nhiều kẻ sử dụng thuyền di chuyển trên sông để lập băng cướp, nhũng nhiễu nhân dân. Nguyễn Cư Trinh khi quản đất Gia Định, đã đưa ra quy định các thuyền phải có phương pháp để phân biệt, tương tự như các loại “biển kiểm soát” phương tiện cơ giới ngày nay:
“Tất cả các ghe thuyền lớn nhỏ trong xứ Gia Định, quan nha sở tại buộc phải khai báo tên họ làm sổ sách tra cứu rõ ràng, rồi khắc chữ đóng nơi đầu ghe thuyền. Bộ tịch ghe để lưu chiếu. Người nào trái lệnh sẽ bị tội”.
Từ đấy nạn nhân có thể nhận ra và tố cáo kẻ cướp. Đám côn đồ vì vậy đều khiếp phục và yên lặng cả.
2. Ngoài mục đích chống giặc cướp trên sông, các “biển kiểm soát” này còn giúp chính quyền trong việc gì?
-
Quản lý nhân khẩu
0%
- Thu thuế
0%- Sung lính
0%- Trưng dụng ghe, thuyền
0%Chính xácViệc bắt buộc đăng ký ghe thuyền, ngoài lý do đảm bảo an ninh, còn là phương pháp giúp chúa Nguyễn thu thuế di chuyển. Với những thuyền lớn, hàng năm chủ thuyền có thể được miễn loại thuế này bằng cách thay phiên chở thóc, gạo cho chính quyền. Thậm chí, họ còn được phát thêm tiền để hỗ trợ sửa chữa thuyền sau chuyến đi.
3. Những ghe, thuyền khi di chuyển không có loại “biển kiểm soát” này sẽ bị xử như thế nào?
-
Phạt tiền tại chỗ sau đó cho đi
0%
- Tịch thu thuyền, chủ thuyền được thả
0%- Bắt chủ thuyền về tỉnh để trừng trị
0%- Sung công quỹ các loại hàng hóa mà thuyền đang chở
0%Chính xácTheo sớ gửi lên chúa Nguyễn của Nguyễn Cư Trinh, ông đề nghị chọn chỗ xung yếu trên hệ thống sông ngòi, dựng sở tuần và phái lính phòng giữ. Ghe thuyền đi lại sẽ bị tra xét, nếu đủ bằng chiếu mới cho đi. Ở các xã thôn ven sông, lựa chỗ đặt đồn xích hậu, kiểm soát tình hình. Chủ thuyền nào không có bằng chiếu sẽ bị bắt về tỉnh để trừng trị.
4. Theo quy định do vị quan này khởi xướng, người dân có thể phân biệt thuyền của các tỉnh, hạt khác nhau bằng cách nào?
-
Số hiệu khắc trên thân thuyền
0%
- Màu sắc cờ gắn trên thuyền
0%- Màu sắc sơn ở mũi thuyền
0%- Giấy tờ chủ thuyền mang theo
0%Chính xácTheo quy định của Nguyễn Cư Trinh, nếu muốn phân biệt ghe, thuyền của từng tỉnh, hạt, thì dựa trên màu sắc sơn ở mũi thuyền để tiện truy xét. Thuyền của Gia Định có đầu sơn màu đỏ. Biên Hòa cũng sơn đỏ nhưng viền màu đen. Vĩnh Long mũi thuyền phải sơn toàn màu đen. Thuyền Định Tường sơn đen và có viền ngoài màu hồng,… Nhờ vậy, bọn côn đồ giặc cướp không còn nơi ẩn nấp.
5. Ngoài các quy định về quản lý dân sinh, Nguyễn Cư Trinh còn hiến kế giúp chúa Nguyễn đối phó với thế lực ngoại bang nào?
-
Chân Lạp
0%
- Xiêm La
0%- Miến Điện
0%- Nhà Thanh, Trung Quốc
0%Chính xácSau cuộc chiến tranh với người Chân Lạp vào năm 1753 – 1756, Nguyễn Cư Trinh khuyên chúa Nguyễn nên nhận hai phủ mới mà người Chân Lạp đã xin dâng để cầu hòa. Đồng thời, ông hiến kế cho người Côn Man được định cư tại đây, làm vùng đệm ngăn việc Chân Lạp tiếp tục quấy rối biên giới. Sự thành công của cuộc chiến này có ý nghĩa lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn.
- Xiêm La
- Màu sắc cờ gắn trên thuyền
- Tịch thu thuyền, chủ thuyền được thả
- Thu thuế
- Nguyễn Cư Trinh