Streptococcus pneumoniae (S.pneumoniae) là tên khoa học của vi khuẩn phế cầu, tác nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết ở trẻ em dưới 5 tuổi (1).
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu trên thế giới.. Tại Việt Nam ước tính hằng năm khoảng gần 3 triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm phổi (2). Mà phế cầu chính là vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em.
Ngoài viêm phổi, viêm màng não do phế cầu là bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là trên trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (1). Hậu quả có thể dẫn tới nhiều di chứng lâu dài như điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, teo vỏ não.
BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết việc chủ động tiêm vắc xin là một trong những cách phòng bệnh hữu hiệu. Phụ huynh cũng cần đảm bảo vệ sinh vùng tai mũi họng, rửa tay thường xuyên cho trẻ, giữ cho nhà cửa thông thoáng. Hiện nay, nhiều bố mẹ đã tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin để phòng bệnh do vi khuẩn phế cầu.
Chị Nhã Chi ở quận 2, TP HCM chia sẻ hai vợ chồng đã trông chờ bé Kem từ rất lâu. Chị không may đã trải qua một lần thất bại trong thiên chức làm mẹ, đến lần thứ 2 khi sinh bé Kem, chị cũng phải vượt cạn khó khăn hơn các mẹ khác. Biết rằng sức khỏe rất quan trọng, vợ chồng chị muốn chuẩn bị đầy đủ cho con ngay từ những năm tháng đầu đời. Những lúc rảnh, hai vợ chồng có thói quen tìm kiếm, cập nhật những thông tin, kiến thức nuôi dạy và chăm sóc sức khỏe cho con như dinh dưỡng, những căn bệnh nguy hại...
"Tìm hiểu tôi biết vi khuẩn phế cầu gây ra những căn bệnh thường xuyên mắc ở trẻ như viêm tai giữa cấp và cả những căn bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc gây tàn phế như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Những thông tin này khiến tôi quyết định đưa con đến bác sĩ để tư về bệnh và cách phòng bệnh. Theo tôi, phòng bệnh hơn chữa bệnh" - chị Chi nói.
Truy cập trang www.tiemngua.com để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. |
Mai Thương
Tài liệu tham khảo:
(1) WHO Position paper - Wkly Epidemiol Rec 2012;87(14):129-144
(2) Black et al. Lancet 2010; 375: 1969-87