Một thanh niên Liên Xô bỏ trốn qua Khu vực An ninh chung vào năm 1984, khiến binh sĩ Triều Tiên và Liên Hợp Quốc giao tranh dữ dội.

Theo Army History, Vasilii Yakovlevich Matuzok ở tuổi 22, trở thành phiên dịch viên cho Đại sứ quán Liên Xô ở Bình Nhưỡng, thủ đô Triều Tiên. 

{keywords}
Làng đình chiến được coi là nơi nguy hiểm bậc nhất trên bán đảo Triều Tiên


Ngày 23.11.1984, chàng thanh niên Liên Xô khi đó nằm trong nhóm khách du lịch đến làng đình chiến ở khu vực giáp biên giới Triều Tiên-Hàn Quốc. Matuzok nghĩ rằng chỉ một bước chạy thật nhanh, không ai để ý là anh ta có thể vượt qua Đường Ranh giới quân sự để sang Hàn Quốc.

Đường ranh giới quân sự được thiết lập sau hiệp định đình chiến tháng 7.1953, nằm trong khu phi quân sự (DMZ) rộng 4 km, dài gần 260 km ngang bán đảo Triều Tiên.

Tại làng Bàn Môn Điếm, địa điểm ký hiệp định đình chiến, hai nước thiết lập Khu vực An ninh chung (JSA). Đây là khu vực được canh gác nghiêm ngặt nhưng không cài mìn hay thiết bị nổ rải rác giống như các khu vực khác.

{keywords}
Binh sĩ Triều Tiên đụng độ với quân Liên Hợp Quốc ở khu vực an ninh chung.

Sáng ngày 23.11.1984, Vasilii Matuzok giả vờ tiến đến lính gác Triều Tiên rồi lẳng lặng tách đoàn, chạy thẳng hướng phía Hàn Quốc. Chỉ vài giây sau, 30 lính Triều Tiên đuổi theo và nổ súng cảnh cáo nhằm buộc chàng thanh niên Liên Xô dừng lại.

Matuzok chạy qua hai lính Mỹ canh gác ở khu vực JSA, trong khi hô lớn bằng tiếng Anh: “Cứu tôi, bảo vệ tôi”. Cuộc truy đuổi nhanh chóng biến thành đụng độ có vũ trang giữa lính Liên Hợp Quốc và Triều Tiên.

Do Bình Nhưỡng và Seoul về mặt nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, việc binh sĩ Triều Tiên đuổi theo và nổ súng vào Matuzok bị quy là hành động xâm lược có vũ trang. Lính gác của lực lượng Liên Hợp Quốc nhanh chóng thông báo cho đơn vị trực chiến gần đó.

Binh sĩ Michael A. Burgoyne, một trong những nhân chứng kể lại: “Tôi nhìn thấy một người bỏ trốn chạy một mạch về phía Hàn Quốc, theo sau anh ta là khoảng 15 binh sĩ Triều Tiên”.

“Tôi thấy có hai lính Triều Tiên nhắm bắn người này nên đã núp sau bụi cây và nổ súng vào họ. Ít nhất một người đã ngã xuống”, Burgoyne kể lại. 10 lính Liên Hợp Quốc khác nhanh chóng có mặt ở khu vực, cầm chân lính gác Triều Tiên.

{keywords}
Đại úy Mizusawa được trao huân chương sau cuộc đụng độ quân sự.


Hai bên đấu súng trong vài phút cho đến khi đại úy Bert Mizusawa nhận lệnh xuất quân từ căn cứ để ngăn chặn lính Triều Tiên.

Đại đội của Mizusawa chạy 400 mét tới JSA mà không biết gì về vụ bỏ trốn của Matuzok. Sau này, Mizusawa cho biết nhiệm vụ duy nhất của ông lúc đó là khôi phục tình trạng biên giới theo hiệp định đình chiến, buộc lính Triều Tiên rút quân.

Mizusawa tới khu vực cùng ba tiểu đội bộ binh và ba tổ súng máy.Vào thời điểm đó, lính Triều Tiên đang bị lực lượng Liên Hợp Quốc cầm chân, chỉ 15 phút kể từ khi Matuzok bỏ trốn.

Mizusawa điều một tiểu đội bộ binh sang phía đông để tăng cường cho trạm gác số 4 đang giao tranh với quân Triều Tiên, còn bản thân ông dẫn hai đơn vị còn lại vòng sang phía tây nam để thọc sườn.

Trong quá trình cơ động, nhóm lính Mỹ phát hiện Matuzok đang ẩn nấp trong một bụi cây. Sau khi biết ý định bỏ trốn chàng thanh niên Liên Xô, Mizusawa giao người này cho một trung sĩ để đưa về căn cứ.

Với việc người bỏ trốn đã an toàn, Mizusawa ra lệnh tập trung tiêu diệt binh lính Triều Tiên. Đại đội Liên Hợp Quốc chiếm ưu thế về chiến thuật, lại tấn công thọc sườn khiến lính Triều Tiên trở nên co cụm.

Mizusawa chỉ huy một tiểu đội đột kích vào vị trí đối phương dưới sự yểm trợ của các khẩu đội súng máy. Những binh sĩ Triều Tiên sống sót buộc phải đầu hàng khi bị dồn ra địa hình trống trải.

{keywords}
Binh nhất Burgoyne là một trong hai người thương vong bên phía quân Liên Hợp Quốc.


Lực lượng phản ứng nhanh chỉ mất tổng cộng 6 phút để đánh bại nhóm lính Triều Tiên tại JSA. Tính từ lúc Matuzok bỏ trốn đến khi sự việc kết thúc chỉ kéo dài 20 phút.

Kết thúc giao tranh, một binh sĩ Hàn Quốc thiệt mạng và một lính Mỹ bị thương khi tìm cách thu hút hỏa lực đối phương. Phía Triều Tiên có ba binh sĩ thiệt mạng, 5 người bị thương và 8 người bị bắt trong sự việc này.

Phía Triều Tiên sau đó chấp nhận đóng băng hiện trường để phục vụ quá trình điều tra. Lính gác Triều Tiên đến nhận thi thể người thiệt mạng và bị thương ngay sau đó.

Binh nhất Burgoyne là người may mắn sống sót bên phía quân Liên Hợp Quốc. Burgoyne mô tả cảnh “mưa đạn” xối xả hai bên nã vào nhau trong khoảng thời gian ngắn xảy ra xung đột.

Đây được coi là sự cố nghiêm trọng nhất ở khu vực DMZ kể từ vụ Hàn Quốc và Triều Tiên suýt chiến tranh vì một cành cây bạch dương năm 1976.

Sau sự cố, khu vực DMZ trở lại yên bình. Matuzok được tới định cư ở Mỹ theo dạng tị nạn. Để bảo đảm bí mật, phải đến năm 2000, Washington mới trao thưởng cho 17 binh sĩ tham gia chiến đấu trong cuộc đụng độ này.

Theo Dân Việt

Uy lực của hệ thống phòng thủ tên lửa Nhật

Uy lực của hệ thống phòng thủ tên lửa Nhật

Nội các Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch mua thêm hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ để tăng cường năng lực quốc phòng giữa lúc căng thẳng với Triều Tiên gia tăng.

Về hưu nhiều năm, quan tham vẫn bị lôi ra trị tội

Về hưu nhiều năm, quan tham vẫn bị lôi ra trị tội

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc đã tiến hành lập án điều tra đối với Lục Chí Phong, nguyên Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn Việt Tú Quảng Châu (đã nghỉ hưu 4 năm trước).

Xem trực thăng lai thế hệ mới của Mỹ cất cánh lần đầu

Xem trực thăng lai thế hệ mới của Mỹ cất cánh lần đầu

Nguyên mẫu V-280 Valor lần đầu cất cánh thành công ngày 18/12, đánh dấu chuyến bay đầu tiên của trực thăng lai thế hệ mới dành cho lục quân Mỹ.

Tài liệu giải mật tố Mỹ nuốt lời hứa với Liên Xô

Tài liệu giải mật tố Mỹ nuốt lời hứa với Liên Xô

Loạt tài liệu giải mật cho thấy, Mỹ liên tục cam kết với Liên Xô về việc NATO không mở rộng sang phía đông.

Giải mật bộ sưu tập các vụ thử hạt nhân của Mỹ

Giải mật bộ sưu tập các vụ thử hạt nhân của Mỹ

Thư viện quốc gia Lawrence Livermore ở California (Mỹ) vừa công bố một bộ sưu tập gồm hơn 60 video các vụ thử hạt nhân mới giải mật của Mỹ.