Nếu tham gia vở kịch con lừa và cái chuồng, “liệu có vị hiệu trưởng đủ trong sáng và cả sự can đảm để đảm đương vai diễn con lừa ấy không?”. Tôi tin là rất ít, đặc biệt sau việc làm của hiệu trưởng trường Nam Trung Yên.
Trong những ngày này, nổi lên trong dư luận cũng như trên báo chí hai câu chuyện xảy ra ở một ngôi trường ở thủ đô. Đó là câu chuyện về sự nói dối của hiệu trưởng Trường TH Nam Trung Yên, cô giáo Tạ Thị Bích Ngọc.
Việc em học sinh trường TH Nam Trung Yên bị gãy chân là một tai nạn. Tai nạn này cũng giống như nhiều tai nạn khác sẽ được giải quyết nhanh chóng và ổn thỏa nếu như có sự chân thành và tử tế.
Cháu Kiên bị gãy chân sau khi ngã tại trường tiểu học Nam Trung Yên. |
Nhưng những gì liên quan đến tai nạn này, tiếc thay, do sự bưng bít của hiệu trưởng nên nó không phải là tai nạn mà là đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt hơn, tai nạn đạo đức xảy ra với hiệu trưởng, những người nắm vai trò quản lý trong nghề giáo - nghề đào tạo ra sản phẩm tối thượng nhất của mọi xã hội: CON NGƯỜI.
Nghề giáo là một trong những nghề được xã hội tôn kính nhất. Ngay cả khi đã trở thành một ông già, tôi vẫn xưng hô với các thầy cô giáo ở mọi lứa tuổi khi tôi tiếp xúc bằng Thầy và Cô. Điều đó cho thấy vị trí quan trọng của thầy giáo cô giáo trong xã hội.
Điều gì đã làm nên sự tôn kính của xã hội đối với các thầy cô? Đó là sứ mệnh của giáo dục và nhân cách của các thầy cô đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong xã hội Việt Nam. Thế nhưng trong một hai chục năm trở lại đây, tấm gương nhân cách của thầy cô mỗi ngày một nhiều thêm những vết mờ.
Trước kia, chúng ta thường nghĩ về thầy cô như là những người cha, người mẹ của học sinh ở trường. Bởi lúc đó, tình yêu thương trong đó có trách nhiệm của các thầy cô đối với học sinh quả là rộng lớn.
Lúc này, tôi lại nhớ đến hồi học cấp I, khi tôi bị tai nạn do chiếc băng trong lớp đổ vào chân, cô giáo chủ nhiệm lớp đã chăm sóc vết thương cho tôi và cõng tôi trên đoạn đường hơn một cây số từ trường về nhà. Hồi ấy, có những chiều tan học thì mưa bão nổi lên, cô giáo chủ nhiệm đã đội mưa gió đưa từng đứa trò nhỏ về nhà.
Ngày nay những hình ảnh ấy thưa vắng hẳn trong các ngôi trường, nơi mà xã hội từng coi như những lâu đài của tình yêu thương và những điều tốt đẹp nhất.
Ngày nay, trong những lâu đài ấy mỗi ngày một nhiều hơn những thầy cô xỉ nhục và đánh đập, rủa xả học trò. Mấy năm trước, cả xã hội đau lòng và giận dữ khi một thầy hiệu trưởng mua dâm học sinh. Thời nào cũng có những người thấy đánh mất nhân cách. Nhưng mất nhân cách như một vài người thầy như bây giờ thì sự mất nhân cách ấy đã kịch trần.
Biết bao người không sao hiểu nổi khi một cô hiệu trưởng nhìn thấy một học sinh của mình bị xe chèn ngay trong khuôn viên nhà trường mà vẫn điềm nhiên bỏ đi. Đến khi gia đình học sinh, dư luận xã hội và truyền thông lên tiếng lại tìm cách trốn tránh trách nhiệm của mình bằng những lời nói dối.
Tôi là người không vui khi khi phải lấy một tấm gương nào đó của nước người mà so sánh với nước mình. Nhưng lúc này, một câu chuyện mà tôi chứng kiến vẫn không rời khỏi tâm trí tôi. Câu chuyện đó diễn ra tại một trường tiểu học Mỹ, trường tiểu học Dedham, ở thành phố Dedham, ngoại ô Boston, bang Massachusetts.
Trong lễ khai trường năm 2007, những học sinh lớp 2 diễn một tiểu phẩm. Chúng đóng vai những con dê dễ thương. Một buổi sáng, bầy dê con thấy cái chuồng của chúng bị ai đó phá đổ. Trong khi lũ dê con tranh cãi để tìm ra thủ phạm và rơi vào bế tắc thì tôi nghe một giọng nói ồm ồm từ phía dưới hội trường vọng lên. Đó là một người đàn ông đội một cái mũ hình con lừa. Ông vừa bước lên sân khấu vừa nói: Tôi, chính tôi là người làm đổ cái chuồng của các bạn. Tội thực sự hối hận. Hãy thứ lỗi cho tôi”. Lũ dê con ồ lên rồi vây quanh con lừa với những động tác thân thiện và thứ lỗi.
Ai đóng con lừa có lỗi ấy? Xin thưa các bạn: ông hiệu trưởng. Khi một người giới thiệu với các vị khách và học sinh về diễn viên đóng vai con lừa, tôi đã lặng người đi. Một niềm xúc động và cả sự xấu hổ dâng lên trong tôi. Sau này, khi nhớ lại vở tiểu phẩm ấy, tôi lại cất tiếng hỏi: “Liệu có thầy, cô hiệu trưởng ở bất cứ ngôi trường nào ở nước ta có đủ trong sáng và cả sự can đảm để đảm đương vai diễn ấy không?”. Tôi không tin là có.
Câu chuyện tôi đang nói tới chỉ là một tiểu phẩm, nhưng nó cho tôi thấy sứ mệnh và thái độ của một người thầy, người cô đối với học sinh của mình. Đó là sự chia sẻ, sự hòa đồng, sự tôn trọng học sinh và vì học sinh thực sự. Nếu trong trái tim người thầy kia chỉ là một cái ghế hiệu trưởng kê chật trong đó, chỉ là sự hách dịch, chỉ là sự vô cảm và vô trách nhiệm, họ sẽ không bao giờ nhận vai diễn như vậy.
Trước kia làng tôi có một ông thầy có rất nhiều con nuôi. Vì những học trò nghèo từ xa đến học, ông thấy trò nghèo quá nên nuôi ăn ở cho đến khi học xong. Ông chỉ là một thầy đồ và sống thanh đạm nhưng tấm lòng ông thật rộng lớn nên ông mới làm được như vậy. Sau đó học trò nhận ông là cha nuôi và giỗ tết cho đến tận bây giờ. Ông đã sống đúng là một người thầy và cũng là một người cha. Đấy chính là hình ảnh và cũng là bản chất của những người thầy trong truyền thống của dân tộc Việt.
Hồi tôi học lớp tám, một lần cô giáo dạy sinh vật đã nặng lời với một học sinh nghịch ngợm. Khi tan lớp, chúng tôi và cả bạn học sinh kia cũng quên những lời thực sự cay nghiệt của cô. Nhưng đến tiết sinh hai ngày sau đó, trước khi giảng bài, cô đã xin lỗi bạn học sinh ấy và cả lớp. Và cho đến bây giờ, mỗi khi họp lớp hàng năm, chúng tôi lúc nào cũng nhớ tới cô.
Trở lại câu chuyện đang được dư luận theo dõi hiện nay. Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông, sau khi tai nạn xảy ra, cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đã tìm cách phủ nhận sự thật...
Sự thật cuối cùng vẫn phải được tôn trọng. Nhưng thái độ của ngôi trường đã cho thấy nền tảng cơ bản của một nền giáo dục đã sụt lún. Thái độ của những thầy cô như thế sẽ để lại hậu quả về nhân cách cho những thế hệ người sau này.
Sau mỗi vụ đau lòng về tư cách của những thầy cô trong các nhà trường mà báo chí đề cập, dư luận lại lên tiếng hỏi làm thế nào để những điều tệ hại như thế trong một nền giáo dục không còn hoặc chỉ là hãn hữu?
Có rất nhiều câu trả lời đề cập đến các biện pháp. Nhưng tôi vẫn nghĩ và không bao giờ thay đổi về điều quan trọng nhất làm nên một nền giáo dục chính là nhân tính. Khi không yêu thương một con người chúng ta không bao giờ có khả năng vì con người đó. Tình thương yêu con người không có mới hay cũ, không có chuyện hợp với thời này và không hợp với thời khác.
Mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng tình thương yêu con người mãi mãi không hề đổi thay. Tình yêu thương và chỉ có tình yêu thương mới cảm hóa được con người.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Làm người tốt
Có thời người ta đồn đại rằng người Âu - Mỹ sống lạnh lùng cách biệt, chẳng ai giúp đỡ gì ai, còn người Việt mình thấy người hoạn nạn là xúm lại quan tâm thăm hỏi.
Đừng 'vùi dập' những con đường văn minh
Vấn đề quan trọng là khi đã hình thành những con phố đó thì phải vun đắp cho nó, để cho nó trở thành thương hiệu đẹp thật sự.
Hạ thấp đê sông Hồng tính khả thi và những hệ lụy
Trình độ và công nghệ hiện nay, việc xây dựng một bức tường bê tông đủ chắc chắn, an toàn để chống lũ bất thường cho phép hạ độ cao đoạn đê đất hiện nay.
Chuyên gia ‘mổ xẻ’ tài sản ‘khủng’ của bà Hồ Thị Kim Thoa
“Nếu bà Thoa là đại diện cho vốn Nhà nước tại công ty thì câu chuyện ở đây rất đáng bàn cho ra nhẽ”.
Phạt nữ sinh photo giáo trình và chuyện ‘luật pháp thông thái’
“Cân bằng lợi ích giữa người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng thụ hưởng”, chúng ta sẽ đạt được độ thông thái của luật pháp.
Tháng 2/1979: Những ngày trong trại tập trung bên kia biên giới
“Chuyến tàu chạy hết một ngày đêm, đến nơi nào đó trên đất Trung Quốc rồi tất cả bị đưa vào trại tập trung. Có cả nghìn người Việt Nam bị đưa vào đó.”
Vụ học sinh gãy chân: Khi sự dối trá lên ngôi
Cả một tập thể, trong đó có cả học sinh tiểu học, sợ nói ra sự thật, bao che cho cái xấu. Vì sao?
Bà Phạm Chi Lan: "Điều tôi tiếc nhất là..."
Chúng ta bỏ lỡ cơ hội cải cách để phát triển kinh tế theo hướng thị trường hơn, hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn, công bằng và bền vững hơn.
‘Trái bóng” trong chân các bộ trưởng, đừng nên đẩy sang Thủ tướng!
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp cuối năm 2016 của Chính phủ cũng đã nhắc đến chuyện các bộ, ngành, địa phương "không nên đá quả bóng trách nhiệm lên Thủ tướng và các phó Thủ tướng".
Ba mươi tám năm sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979
Ba mươi tám năm sau ngày 17 tháng 2 năm 1979, những bản làng vùng biên xứ Lạng đã thay da, đổi thịt.
Xử phạt “tè bậy” và sự đòi hỏi của văn minh, pháp luật
Để có được một môi trường sạch sẽ, không chỉ là việc phạt thật nặng – mà cần những tư duy lớn, bao quát hơn…
Liều thuốc mạnh buộc các doanh nghiệp nhà nước hết đường trì hoãn cải cách
Thủ tướng chỉ thị cho Bộ Tài chính ngay trong quí 2-2017 phải trình cấp có thẩm quyền quy định về bán toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Những "liên lạc bất thường": Nga nỗ lực thừa nhận, Mỹ ra sức bác bỏ
Không chỉ có ông Mike Flynn, nhiều trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump từng liên hệ với Nga trong suốt nhiều năm qua.
Đau bụng uống nhân sâm….
Mấy ngày đầu năm nay tôi thấy nhiều hiện tượng kiểu “thày lang nhân sâm” xuất hiện.
Học văn ở Mỹ, tôi thực sự thấy mình là ‘trung tâm’
Không thể phủ nhận rằng cách học văn ở Mỹ thực sự "lấy người học là trung tâm" - như câu khẩu hiệu tôi vẫn nghe quen khi còn học ở Việt Nam.
Lãnh đạo Đà Nẵng nói về tiến cử cán bộ trẻ dưới 35 tuổi
"Như vậy, người được quyền tiến cử trước khi tiến cử phải có sự đánh giá, lựa chọn chính xác đúng đối tượng, công tâm, khách quan để khi công bố nhận được sự đồng thuận của tập thể cơ quan, đơn vị mình."
Ẩn ý của ông Trump đằng sau cái bắt tay dài 19 giây
Người ta đang theo dõi các động thái đằng sau cái bắt tay dài 19 giây giữa Trump và Abe cùng với việc việc ông Trump đột ngột đổi khẩu khí: Liên minh Mỹ-Nhật "không gì phá vỡ nổi".
Barie trên vỉa hè: Đâu thể hy sinh cái này để bảo vệ cái khác
Mới đây, vỉa hè một số khu vực ở quận 1 (TPHCM) đã được gắn barie để ngăn xe máy chạy lên.
Truyền hình trả tiền: lưỡng nan chiến lược cạnh tranh
Năm 2017 hứa hẹn sẽ là năm thú vị trong lĩnh vực truyền hình trả tiền (THTT), khi mà hàng loạt doanh nghiệp được cấp phép hoạt động.
Ông Trump nhường ông Tập: Bắc Kinh vẫn chưa nguôi ngoai
Ông Donald Trump vừa nhũn nhặn với Bắc Kinh bằng một cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình, khẳng định sẽ tôn trọng chính sách "một Trung Quốc".
Trùng tu không nên làm theo kiểu mặc áo mới cho di tích
“Công việc trùng tu hiện nay, giống như lái xe ra đường bừa bãi mà không có bằng, không theo luật giao thông nào cả. Người ta không trùng tu, mà luôn tìm cách làm lại từ đầu di tích”- ông Phan Cẩm Thượng cảm thán.
Quan hệ Nga - Thổ có rạn nứt sau vụ không kích nhầm?
Các chuyên gia cho rằng, quan hệ Nga-Thổ khó có thể rạn nứt sau vụ không kích nhầm bởi hai nước cần phối hợp với nhau trong cuộc chiến ở Syria.
Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP
Còn quá sớm để nói về thời kỳ hậu TPP. Vì lợi ích của nền kinh tế nước ta cần hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong nỗ lực duy trì TPP. Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP.
Thua ở Tòa phúc thẩm, chính quyền Trump sẽ chơi trò “tốc độ”
Giới phân tích cho rằng, một sắc lệnh cấm nhập cư mới của chính quyền Trump (nếu có) vẫn sẽ vấp phải những thách thức pháp lý.
Ông Trump và những mối lo có thực
Cuối tuần này ông Abe và ông Trump gặp lại nhau tại Washington và Florida.Cuối tuần này ông Abe và ông Trump gặp lại nhau tại Washington và Florida.
Tôi ngồi run rẩy với thơ
Trong ngày thơ, ai cũng muốn có mặt, ai cũng muốn thơ mình xuất hiện, nên cái việc chọn người đọc thơ, chọn thơ công bố khó vô cùng, lơ mơ là ăn chửi.
Trump và Tập: chiến tranh thương mại?
ổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh quyết định rút Mỹ khỏi TPP, thảo luận lại Hiệp định Thương mại tự do bắc Mỹ (Nafta), xác định từng vi phạm hiệp định thương mại với từng nước để có biện pháp thích hợp.
Bí thư thành ủy không ngại mang tiếng ‘đánh bóng bản thân’
Bí thư Thành ủy Tây Ninh đã mở trang Facebook cá nhân để "đối thoại" với dân, không ngại ý kiến cho rằng làm như vậy để đánh bóng bản thân…