Louise Thorell, 32 tuổi, đến từ Ashington ở Northumberland, Anh từng bị thủy đậu lúc 5 tuổi, căn bệnh đã để lại trên mặt cô 1 vết sẹo trắng dưới mắt phải. Suốt thời gian dài, cô Louise "chung sống hòa bình" với vết sẹo cho tới năm 2018 vô tình phát hiện ra điều bất thường.
Sau một lần làm trầy xước vết sẹo, cô Louise sơ cứu tại nhà và cho rằng vết thương sẽ lành rất nhanh, nhưng vài tuần trôi qua, vết sẹo không khép miệng lại mà vẫn liên tục chảy huyết tương. Mỗi lần thay băng, Louise lại thấy miệng vết thương ngày càng lớn.
Vết sẹo thủy đậu bị Louise vô tình làm xước và ngày càng lan rộng.
Sau khi đến bệnh viện và trải qua các xét nghiệm, Louise được chẩn đoán đã bị ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), chiếm 75-80% các trường hợp ung thư da ở Anh và Mỹ.
Thông thường, những người ở độ tuổi của Louise rất hiếm khi bị mắc ung thư da dạng BCC, nhưng vết sẹo thủy đậu đã khiến căn bệnh âm thầm phát triển mà không ai hay biết. Về nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ dự đoán vết sẹo đã phát triển thành ung thư do tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.
Các nhà khoa học cho rằng mô sẹo có thể có 'tiềm năng ác tính' vì các chất gọi là yếu tố tăng trưởng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Các yếu tố tăng trưởng có tác dụng làm lành da và mô bị tổn thương nhưng cũng liên quan đến sự phát triển của khối u.
Mãi cho đến khi bắt đầu bị nhiễm trùng ở mặt, sưng to dưới mắt, cô mới tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ.
Vào tháng 11/2019, Louise đã trải qua phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi vết sẹo năm xưa. Nếu để lâu, khối u ăn sâu có thể gây nguy hiểm tới tính mạng
“Họ lấy đi một số tế bào ung thư để xét nghiệm để xác định tình trạng lan rộng trên da”, người phụ nữ 32 tuổi chia sẻ, 'Thật không may, ung thư đã ăn sâu, khiến tôi phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật để có thể loại bỏ hoàn toàn khối ung thư đáng sợ đó”.
Cuộc phẫu thuật đã để lại một vết sẹo lớn trên mặt Louis nhưng cô vẫn cảm ơn các bác sĩ và sự may mắn của mình vì đã vô tình phát hiện ung thư khi nó ở giai đoạn sớm.
Hiện tại, Louise rất ý thức chăm sóc làn da của mình, cô bôi kem chống nắng hằng ngày để tránh tác hại của tia cực tím lên da.
Cuộc phẫu thuật đã để lại vết sẹo rất lớn trên mặt Louise
Ung thư da biểu mô tế bào đáy là gì?
Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một dạng phổ biến của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy phát triển rất chậm và thường phát triển ở phần đầu và cổ (nơi tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất).
Các kiểu của ung thư biểu mô tế bào đáy được phân biệt dựa vào hình dạng và màu sắc. Thông thường, loại phổ biến nhất có hình dạng như vết sưng tròn màu trắng hoặc hồng, ở giữa vết sưng thường lõm vào bên trong.
Đối tượng thường gặp của căn bệnh này là những người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.
Nguyên nhân gây ra ung thư da biểu mô tế bào đáy
Tác động của tia cực tím (UVA và UVB) từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy.
Những người có làn da mỏng có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào đáy cao hơn người bình thường. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: phơi nắng nhiều, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, tiền sử gia đình mắc ung thư biểu mô tế bào đáy, điều trị bằng tia bức xạ cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy.
Cách bảo vệ làn da của bản thân và mọi người xung quanh khỏi ung thư da tốt nhất là tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng, luôn bôi kem chống nắng và trang bị trang phục vải dày để ngăn tia cực tím xuyên vào da.
An An (Dịch theo Dailymail)
Nhà văn mắc 2 bệnh ung thư, thọ 98 tuổi chia sẻ bí quyết sống nằm ở “ba không”
Bí quyết sống thọ đơn giản của một nhà văn, mặc dù cơ thể rất nhiều bệnh tật, thậm chí mắc 2 bệnh ung thư cùng một lúc, nhưng ông vẫn sống đến 98 tuổi.