Câu chuyện nhân viên gian lận, chiếm tiền của quán dưới đây là ghi nhận của anh Thông Phan, một người từng mở rất nhiều hàng quán ở Sài Gòn và Hà Nội. Từ những trải nghiệm, anh Phan Thông đúc kết ra nhiều bài học để chia sẻ với những người sắp và đang mở quán.

Anh Thông Phan kể, một lần đi uống bia cùng bạn ở quận 10, TPHCM, anh phát hiện quán tính sai hóa đơn. Lúc đó quán đông, một người trong nhóm cũng muốn hỏi lại chuyện tính hóa đơn nhưng đĩa, bia cũng đã dẹp hết. Thế nên, tất cả đều tặc lưỡi bỏ qua.

Nhưng sau lần đó, anh Thông không quay lại quán đó nữa. Và có lần từ Hà Nội vào Sài Gòn, anh thấy quán đã sang tên đổi chủ.

Từ những trải nghiệm của bản thân, làm chủ nhiều quán ở Sài Gòn và Hà Nội, anh Thông tin rằng, ông chủ - người bỏ ra hàng trăm triệu, tiền tỷ ra để mở quán mà có tư duy lừa dối khách hàng. Một phần, họ chết vì nhân viên vì những điều nhân viên lén lút sau lưng mà họ không biết dù camera giăng kín khắp nơi.

Với những trải nghiệm của bản thân, anh Thông Phan nhớ tới những trải nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, anh cho biết những chia sẻ của anh không vơ đũa cả nắm và không quy chụp, chỉ nhằm mục đích để người chủ có góc nhìn mở hơn trong quản lý.

{keywords}
 

Chuyện mất tiền

Anh Thông kể, cách đây 5 năm, anh khai trương quán ở quận 11, TPHCM. Lúc đó khách đông. Bàn luôn kín. Thậm chí còn có nhiều khách hàng sẵn sàng chờ đợi đến 30 phút để có bàn trống.

Nhưng tổng kết cuối tháng thì doanh số rất thấp, chỉ khoảng 30 đến 40 triệu/ngày trong khi quán có 70 bàn và hoạt động cả ngày.

Trong khi chưa nhận thức được nguyên nhân thì anh thấy nhân viên thu ngân mua Iphone 7. Lương của nhân viên này anh Thông cũng biết rất rõ. Vì thu ngân là vị trí quan trọng nên trước khi tuyển, anh đã đến tận nhà để "điều tra".

Về sau, anh Thông mới biết rằng, mỗi tháng khoảng 40 - 50 triệu của quán không cánh mà bay từ việc cấu kết của thu ngân và nhân viên.

Vén màn bí mật "chiêu trò" của nhân viên

Theo anh Thông, chỉ bằng những động tác đơn giản, thu ngân trở thành vị trí kiếm tiền dễ nhất trong quán, bất kể là quán cà phê, nhà hàng hay quán nhậu. Ở trong trình tự thanh toán, thường là thu ngân sẽ in phiếu tạm tính" trước.

Anh Thông chỉ ra 2 "chiêu" mà thu nhân thường làm để "móc túi" ông chủ:

Cách thứ nhất:

Thu ngân chỉ in tạm tính cho khách xem, rồi lấy tiền luôn. Khách trả tiền thì bỏ túi nguyên cái hóa đơn đó. Sau đó, xóa toàn bộ hóa đơn trên hệ thống.

Nếu hệ thống phát hiện hóa hóa đơn trống thì sao? Khi đó, thu ngân sẽ để bàn mở, dồn khách mới vào. Vậy 2 hóa đơn sẽ thành một hóa đơn. Khi nhóm khách sau tính tiền thì trả tiền bình thường. Không có gì sai hoặc bất thường. Hệ thống cũng không phát hiện được.

Cách thứ hai:

Thu ngân in tờ tạm tính, cố tình xóa món ăn. Khách kiểm tra thấy thiếu nhưng lợi cho khách nên khách không ý kiến. Thu ngân in hóa đơn ra, viết tay thêm vào và cộng thêm tiền và khách trả đúng số tiền các món đã ăn. Khi đó, thu ngân sẽ lấy số tiền các món viết tay.

Anh Thông Phan nhận định, với 2 tình huống trên, chủ nhà hàng là người thiệt hại. Trước tiên là mất tiền, sau đó là mất khách. Theo anh, nên có chính sách kỷ luật nghiêm, thưởng phạt rõ ràng ngay từ đầu. Yêu thương, hết lòng với nhân viên nhưng phải minh bạch. 

"Đừng để nhân viên nghĩ rằng bạn là người dễ bị vượt mặt. Sự kỷ luật và chặt chẽ là bản vệ chính bạn và sự nghiệp kinh doanh tâm huyết của bạn", anh Thông Phan nói.

(Theo Tổ Quốc)