- Tôi vay một người số tiền 100 triệu đồng, mỗi tháng phải trả 10 triệu đồng tiền lãi. Tôi đã đóng lãi được hơn một năm, nhưng vì lãi suất quá cao, và công việc làm ăn khó khăn nên tôi không còn đủ khả năng đóng lãi và trả nợ gốc. Người cho vay nói nếu tôi không trả họ sẽ khởi kiện và tìm đủ cách đe dọa tôi. Xin luật sư cho biết trong trường hợp này người cho vay có thể kiện tôi không? Lãi suất của họ đã hợp lí chưa? Nếu bị khởi kiện thì tôi phạm tội gì, hình phạt ra sao? Cảm ơn luật sư.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Tôi đã trả lãi quá số tiền nợ gốc mà vẫn không xong (Ảnh minh họa)

Theo quy định của Bộ Luật dân sự, việc vay mượn giữa các cá nhân với nhau theo quy định của Bộ luật Dân sự đã hình thành quan hệ hợp đồng vay tài sản.

Theo Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều  476 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về lãi suất như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.

Theo câu hỏi của bạn, bạn vay của của một người 100 triệu đồng, mỗi tháng phải trả 10 triệu đồng tiền lãi. Như vậy, việc thỏa thuận mức lãi suất 10%/tháng trước hết là vi phạm pháp luật dân sự về việc áp dụng lãi suất cho vay theo quy định tại Điều 476 Bộ luật Dân sự nói trên. Khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm. Như vậy, chỉ có thể áp dụng mức lãi suất tối đa đối với khoản tiền bạn vay là 13,5%/năm. Hiện tại, nếu bạn và người này không thống nhất với nhau được về mức lãi suất, người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa dân sự.

Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt đối với hành vi cho vay nặng lãi: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.

Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cho vay nặng lãi mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Trong trường hợp người cho vay nặng lãi, sau đó có hành vi dùng thủ đoạn ép buộc người vay tiền phải gán tài sản thì tùy theo từng trường hợp, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 135 Bộ luật Hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản có khung hình phạt từ 1 năm đến 20 năm tù, tùy theo mức độ của hành vi vi phạm.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc