Có mặt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương, nhìn cảnh bệnh nhân kêu gào thảm thiết vì muốn đi giết những nhân vật xấu xa trong phim kiếm hiệp thật khiến người khác đau lòng, đáng nói là những người nhập viện tâm thần do bị hoang tưởng vì chơi game đang ở độ tuổi còn rất trẻ, có những bệnh nhân đang độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường.
Tuấn Hữu một game thủ có tiếng trong game online Kiếm Khách, vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, hiện đã qua giai đoạn nặng nhất chia sẻ, khi ham game, mê game mình có thể làm mọi thứ, lúc đầu là bán điện thoại, bán xe sau đó là trộm tiền để chơi game, có khi bị phát hiện trộm đồ, nhiều người nghĩ mình biết võ nghệ như nhân vật trong phim nên sẵn sàng ra tay chống trả.
“Bạn em có những người vỡ tay đâm bị thương người ta, nhưng có những người cứ nghĩ mình có võ và kết quả là bị đánh hội đồng rất tang thương”, Tuấn Hữu chia sẻ.
Cùng phòng điều trị với Tuấn Hữu, một bệnh nhân mới 17 tuổi, luôn miệng nói “phải giết nó để trả thù”, khi hỏi ra mới biết, đây là một tín đồ của game kiếm hiệp và luôn nhận tự mình là “anh hùng võ lâm”, đồng thời tự giao trách nhiệm cho bản thân là phải giết hết “tà ma, ngoại đạo”, được biết trường hợp này mới vào nhập viện được 2 ngày.
Tỷ lệ nghiện game và mắc bệnh do nghiện game ở giới trẻ đang ngày càng gia tăng.
Không chỉ có vậy, BS Vương Khánh Hiệp (Bệnh viện Tâm thần Trung ương I) cho biết, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Hiệp đã không ít lần tự nhận mình là “Độc cô cầu bại”, là những nhân vật nổi tiếng trong phim kiếm hiệp. Thậm chí có người còn xác dao ra đường cho rằng mình đang đi “thanh lý môn hộ”, đó là những trường hợp đã bị hoang tưởng nặng từ chơi game mà ra.
Hay một trường hợp khác bị trầm cảm nặng vì chơi game, khi thức thâu đếm 3-4 ngày liên tục chỉ mong lên lever. Nhưng sau khi chinh phục được “đỉnh cao” của game, cũng là lúc gia đình phải đưa vào bệnh viện điều trị vì mắc chứng ảo thanh, khi liên tục cho rằng phải đi giết chết tên “ác ma đầu”.
Thực chất, những trường hợp như trên đang xuất hiện ngày càng nhiều hiện nay và đã được rất nhiều chuyên gia, cả các thầy cô giáo cảnh báo thậm chí là cấm đoán nhưng cho đến thời điểm này mọi thứ dường như chưa có chuyển biến, nhiều bạn trẻ vẫn chưa thấy được những tác hại vô cùng lớn khi nghiện game.
BS La Đức Cương – GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, số lượng bệnh nhân mắc chứng nghiện game phải vào điều trị ở bệnh viện tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, tập trung ở độ tuổi rất trẻ.
Tuy nhiên, con số trên thực tế còn cao hơn nhiều do các gia đình thường không thực sự chú ý đến vấn đề này, cũng như tâm lý e ngại khi phải đưa con đến viện tâm thần.
Theo bác sĩ La Đức Cương, GĐ BV Tâm thần TƯ 1, nhiều người nghiện game rồi trầm cảm, có hành vi tự sát. Đặc biệt, người nào càng chơi game giỏi thì nguy cơ trầm cảm càng cao do có tâm trạng chán ngán, không còn gì để chinh phục, không có động lực phấn đấu, không tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Để phòng tránh những tác hại từ việc chơi game, các bác sĩ cho biết, phụ huynh, thầy cô phải là người định hướng tư tưởng, giáo dục và quản lý con trẻ. “Mắc bệnh tâm thần do nghiện game có thể chữa được, không dễ bị tái nghiện như nghiện rượu, nghiện ma túy, nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan”, BS Cương cảnh báo.
Theo Trí Thức Trẻ