Trồng chuối kiểu lạ đời: Không lấy quả, chỉ lấy lá bán

Gần đây, tại Cà Mau, nhiều hộ dân thay vì trồng chuối lấy quả thì lại trồng chuối chỉ bán lá, thu lợi nhuận cao gấp nhiều so với bán trái. Tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ hiện có nhiều hộ được hỗ trợ sử dụng đất bờ bao để trồng chuối chuyên lấy lá.

Chị Nguyễn Thị Cảnh (huyện U Minh) cho biết trên Dân Việt: "Chuối trồng rất dễ lại nhanh thu hoạch lá, cứ cách nhau khoảng 15 ngày tôi sẽ cắt lá chuối ở một khu vực và luân phiên dần hết diện tích. Chuối lấy lá có độ dẻo, làm bánh không bị rách, nên thương lái rất ưa chuộng. Sau khi trừ hết chi phí và tiền thuê nhân công, mỗi tháng gia đình tôi thu về khoảng 20 triệu đồng".

Loại chuối kì lạ: Luộc, nướng ăn mới ngon

Trên chợ mạng, chuối sáp nghệ được người bán rao phải luộc, nướng ăn mới ngon dù quả chuối nhìn đã chín vàng khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên xen lẫn tò mò.

{keywords}
 Chuối sáp nghệ phải luộc, nướng, hấp ăn mới ngon

Chị Minh, chủ một cửa hàng hoa quả online ở Mễ Trì (Hà Nội), cho biết, chuối sáp là đặc sản của miền Tây Nam Bộ, quả nhỏ và mập, nhìn qua khá giống chuối sứ. Chuối sáp có hai loại là chuối sáp trắng và chuối sáp nghệ. Chuối sáp nghệ được đánh giá dẻo, ngọt ngon hơn chuối sáp trắng. Đặc biệt, chuối sáp nghệ chứa lượng dưỡng chất rất cao.

Sự độc đáo riêng của chuối sáp khiến không ít khách mê mệt là bởi chuối này chỉ luộc hoặc nướng, hấp ăn mới ngon. Khi đó, mật chuối sẽ được dồn lại giữa, ăn vào vị ngọt thanh tự nhiên, dẻo thơm song lúc nhai trong miệng lại giòn sần sật. Giá chuối sáp nghệ hiện là 100.000 đồng/3kg.

Nhà siêu mini, giá hàng triệu đồng của 9X Hải Phòng

Rừ năm ngoái, anh Hoàng Văn Tài (ở quận Kiến An, TP. Hải Phòng) bắt đầu làm mô hình tiểu cảnh nhà Bắc Bộ.

“Để làm các mô hình nhà nhỏ này, người làm cần phải tính toán, cân đối tỉ lệ sao cho hợp lý và cách tô màu sao cho đẹp, giống thật. Bên cạnh đó, thứ quan trọng nữa là người làm cần có đam mê, vì bộ môn này yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì. Và tùy từng loại tiểu cảnh, người làm cần trang bị kiến thức phù hợp như cắt tỉa cây, chăm sóc cây... ”, anh Tài cho biết trên Dân Việt.

Để làm những ngôi nhà siêu mini này, 9x Hải Phòng phải dành ra từ 7-15 ngày để hoàn thiện. Xây những ngôi nhà mini này, anh Tài cũng phải mua gạch, cát, xi măng,... và thiết kế như xây nhà để ở bình thường. Kích thước nhà thì tùy thuộc vào yêu cầu khách đặt, to nhất 160x80cm, nhỏ nhất 30x30cm. Giá thành dao động từ 1,2-7 triệu đồng/sản phẩm.

Trứng gà vỏ xanh ví như 'nhân sâm'

Bên cạnh các loại trứng gà vỏ đỏ, trắng và trắng hồng quen thuộc, trên thị trường còn xuất hiện loại trứng gà vỏ xanh lạ mắt. Theo Tri Thức và Cuộc Sống, đây là trứng của loại gà đen H’Mông nhập khẩu từ nước ngoài về, sau đó được thuần hóa, nuôi tại Việt Nam.

{keywords}
Trứng gà có vỏ màu xanh được rao bán đắt gấp 2-3 lần trứng gà thường. (Ảnh: Dân Việt)

Trứng gà vỏ xanh được bán với giá từ 6.000-9.000 đồng/quả, đắt gấp 2-3 lần loại thường. Nhiều người bán hàng cho biết, loại trứng gà vỏ xanh này còn ví như “trứng gà nhân sâm” vì chứa rất nhiều axit amin, kẽm, i-ốt, lecithin và vitamin, ăn thơm ngon không kém trứng gà ta... Loại trứng này vỏ dày và cứng, khi cho vào lò nướng chín quả trứng vẫn giữ được màu xanh tự nhiên.

Chú gà không ăn thóc, thích ngủ võng ở Đồng Tháp

Chú gà này có tên là Trắng, được gia đình chị Trần Thị Thúy Ngân (ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) chăm sóc và cưng chiều như một thành viên trong gia đình.

Chị Ngân cho biết, khoảng 2 năm trước, chồng chị đã mua con gà này với giá 280.000 đồng. Sau gần 2 năm chăm sóc, Trắng giờ đây đã nặng hơn 2kg. Chú gà tre này không ăn lúa hay gạo trắng mà chỉ ăn gạo lứt và hạt hướng dương.

Đặc biệt, chú gà rất dạn dĩ, thích nằm ngửa trên võng để ngủ nhưng hay giận hờn. Ngoài tư thế ngủ độc lạ, gà Trắng còn sở hữu vẻ ngoài lanh lợi, lông đẹp và đều màu, có tính hiếu chiến. Có khá nhiều người biết gia đình chị đang sở hữu chú gà đặc biệt, ngỏ ý bỏ ra 5 triệu đồng để mua nhưng chị Ngân không bán.

Chuột được nuôi như 'đại gia'

Thay vì bị hắt hủi hay đuổi bắt như chuột đồng, những chú chuột ở Trại chăn nuôi Suối Dầu (huyện Cam Lâm, Khánh Hoà) lại được chăm bẵm như “đại gia”.

{keywords}
Mỗi chuồng nuôi chuột lang có hệ thống cung cấp nước uống, cửa sổ kính để chuột sưởi nắng (Ảnh: Báo Lâm Đồng)

Theo Báo Lâm Đồng, những đàn chuột lang và chuột bạch (2 giống chuột chính ở đây) được nuôi dưỡng trong từng khu khác nhau. Chuột được sinh sống trong khuôn viên rộng hơn 100 hecta, cực kỳ thoáng đãng và yên tĩnh. Phòng nuôi chuột được bố trí hệ thống quạt máy, cửa sổ thông thoáng, cửa kính để chuột... tắm nắng trong mùa lạnh cuối năm.

Hàng ngày, các khu nuôi chuột cũng được nhân công dọn dẹp sạch sẽ, cung cấp thêm thức ăn, thay dọn khay nhằm đảm bảo lồng nuôi luôn sạch sẽ, không có mùi hôi. Đồng thời, các kỹ sư phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của từng đàn chuột nhằm sớm phát hiện các mầm bệnh hay xử lý chuột mắc bệnh bằng phương pháp an toàn, không sử dụng thuốc.

Nghề lạ ở Hà Nội: Đến quán ăn miễn phí, được trả thêm tiền

Đến hàng quán ăn uống xong phải trả tiền là lẽ đương nhiên. Nhưng với một số người, họ được ăn miễn phí, khi ra về còn được chủ quán trả thêm tiền. Đó là những food reviewer - người đi ăn và đánh giá các món ăn, giới thiệu cho người khác thông qua các kênh trên nền tảng mạng xã hội.

Đây là nghề rất phổ biến trên thế giới nhưng vài năm gần đây mới bắt đầu manh nha ở Việt Nam và đang khá hot tại Hà Nội. Các nhà hàng, quán ăn thay vì mời những người nổi tiếng đến ăn để quảng bá hình ảnh thì giờ họ chuộng mời những food reviewer hơn. Trung bình mỗi một lần đi ăn trải nghiệm, viết bài giới thiệu, food reviewer được chủ quán trả phí từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng. Còn riêng làm clip tik tok, giá từ 1,5-3 triệu đồng.

"Phù phép" rác thải nhựa thành những tác phẩm lạ mắt

Từ vỏ chai nhựa tưởng chừng vô giá trị, chị Xuân Hoa (52 tuổi, TP. Hải Phòng) đã chế tác trở thành những tác phẩm vừa nghệ thuật vừa có thể sử dụng trong nhà.

{keywords}
Chị Xuân Hoa bên những sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa do mình tạo ra (Ảnh: Xuân Hoa).

Chia sẻ về việc "bén duyên" với nghề, chị Hoa cho hay: "Hàng ngày, chứng kiến lượng rác thải nhựa đổ môi trường không chỉ gây ô nhiễm mà còn làm mất mỹ quan đô thị. Bởi thế, tôi luôn ấp ủ ý tưởng tái chế lại những đồ nhựa nhằm lan tỏa tinh thần sống xanh đến nhiều người hơn".

Những vật dụng mà người phụ nữ này làm đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng. Bằng sự khéo léo của mình, những chiếc đèn ngủ, đèn chùm, hay hộp bút... của chị Hoa khiến nhiều người yêu thích, bởi sự tinh tế và sáng tạo.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Thợ 'làm vàng' đắt hàng ở làng kiếm tiền từ nghề... nghịch đất

Thợ 'làm vàng' đắt hàng ở làng kiếm tiền từ nghề... nghịch đất

Người ta dường như quên tên "cúng cơm" của cụ, mà gọi bằng cái tên "bà Vàng" bởi ở làng nghề hàng trăm năm tuổi này, cụ nức tiếng nhờ việc làm những chiếc vung đều, đẹp, vừa vặn miệng nồi...