DSC_0180.jpg
Chương trình ứng dụng CNTT trong các CQNN giai đoạn 2011 - 2015 đang vấp phải nhiều lực cản. Ảnh minh họa: M.Q

>>Trả phí dùng dịch vụ công trực tuyến qua thẻ, ví điện tử "Hãy cho DN đầu tư và cho Nhà nước thuê dịch vụ CNTT"

Ông Phùng Văn Ổn - Giám đốc Trung tâm Tin học (Văn phòng Chính phủ) cho rằng: "Nếu cứ tiếp cận dự án CNTT theo hướng chi tiêu từ ngân sách thì không thể xây dựng được Chính phủ điện tử hay địa phương điện tử. Bởi trong những năm tới Chính phủ sẽ không đủ nguồn kinh phí cấp cho các dự án CNTT, còn các địa phương tự làm các dự án nhỏ lẻ sẽ không bao giờ đạt hiệu quả như kỳ vọng".

Bài toán thiếu kinh phí đã có lời giải khi Văn phòng Chính phủ là cơ quan tiên phong trong việc thí điểm áp dụng hình thức cho thuê dịch vụ CNTT từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, dùng phương thức này cũng không đơn giản bởi chưa có cơ chế nào cho phép thanh toán chi phí thuê dịch vụ CNTT. Do đó, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép một cơ chế đặc thù thí điểm thuê dịch vụ CNTT và chọn Viettel làm đơn vị cung cấp dịch vụ.

Ông Phùng Văn Ổn cho biết, dự án được thực thi từ gần 1 năm nay, từng bước đưa dịch vụ công vào hệ thống. Dịch vụ đầu tiên  là hệ thống hỗ trợ và quản lý xử lý văn bản trên môi trường mạng, kết nối với 63 địa phương và các cơ quan của Văn phòng Chính phủ để xử lý các hồ sơ trình Chính phủ và Thủ tướng. Chức năng chính của hệ thống là gửi nhận văn bản đã có thể sử dụng. Các địa phương khi gửi văn bản trình, sẽ gửi hồ sơ điện tử kèm hồ sơ giấy, hồ sơ điện tử đến trước thì các bộ phận chức năng  phân loại và xử lý luôn, hồ sơ giấy gửi đến sau chỉ đảm bảo tính pháp lý. Hệ thống này không chỉ giúp quy trình giải quyết hồ sơ nhanh hơn, mà còn có thể cho phép cơ quan trình văn bản theo dõi quy trình giải quyết hồ sơ, hồ sơ trình đang ở đâu, theo dõi được tiến độ công việc.

Viettel đang chuẩn bị làm tiếp dự án xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành của Thủ tướng và chắc chắn còn làm nhiều hệ thống CNTT nữa cho Văn phòng Chính phủ theo hình thức đầu tư trước và cho thuê dịch vụ. "Làm theo cách này Nhà nước sẽ không chịu áp lực về đầu tư kinh phí ban đầu và quan trọng hơn là tránh rủi ro. Bởi không phải phần mềm nào ứng dụng cũng thành công, chỉ có 30 - 40% phần mềm đã đầu tư là sử dụng được", ông Ổn nói.