Năm 2012, Joshua Frankie Rayo, khoa tin học của Đại học Philippines Diliman đã có một bài nghiên cứu với nội dung "Dota có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của người dân Philippines". Với tiêu đề được đặt là "Văn hóa DotA ở Philippines", bài viết này đã mang đến những phản hồi tích cực và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực về DotA 2 của với độc giả về quốc gia này.
Hai năm đã trôi qua, và đó thực sự là một khoảng thời gian khá dài, và eSports thế giới cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hãy cùng nhìn lại văn hóa DotA tại Philippines, và cùng xem họ đã phải trải qua những chặng đường phát triển như thế nào nhé.
Từ offline cho đến online
Từ trước khi DotA 2 ra đời, Warcraft III DotA (WC3 DotA) gần như là trò chơi được ưa chuộng nhất tại các quán Net ở Philippines, khi đó game thủ cũng đã có thể chơi game online nhưng tốc độ đường truyền khi đó không thật sự tốt cho nên chơi thông qua mạng LAN tại quán Net vẫn là sự lựa chọn được yêu thích nhất.
Và lúc bấy giờ không ai biết livestreaming là cái gì cả, cho nên các giải đấu thường được tổ chức bằng cách truyền miệng. Các đội khi đó cũng rất ưa thích trò các cược, bản năng của dân Pinoy DotA thời đó, và là lẽ thường khi mà số tiền đặt cược thậm chí còn lớn hơn tiền thưởng của giải đấu mang lại.
Và theo Rayo, những gì khiến người chơi Pinoy DotA cảm thấy vui vẻ chính là việc sử dụng ngôn ngữ nhăng nhít, bậy bạ trong game. Anh cho rằng việc đó có tính chất hài hước và mang lại không khí cho việc chơi game.
Sau đó, DotA 2 xuất hiện. Tuy nhiên, thói quen sử dụng ngôn ngữ không lành mạnh của Pinoy DotA lúc đó vẫn không thay đổi, họ được mệnh danh là "người nga của Đông Nam Á" và đã khiến người chơi từ các quốc gia khác khó chịu, thậm chí trả đũa bằng những lời lẽ cay nghiệt và nặng hơn là tẩy chay cộng đồng Pinoy DotA.
Trước tình trạng trên, caster Tryke "Tryke" Gutierrez đã lên tiếng kêu gọi mọi người nên có trách nghiệm hơn với ngôn ngữ sử dụng trong game online, anh nói rằng tất cả nên nhớ mình đang nói chuyện với mọi người, chứ không phải là chiếc máy tính. Đó là một bước khởi đầu mới cho DotA Philippines khi những người chơi bắt đầu bị ảnh hưởng bởi Tryke và biết cư xử lịch sự, tôn trọng người khác hơn.
Thi đấu chuyên nghiệp
Tuy nhiên, dù có khiếm nhã đến đâu thì cũng thể chối bỏ việc Philippines có tên trong danh sách cạnh tranh thi đấu. Các ngôi sao của Philippines khi đó đã tỏa sáng khi mang về vị trí thứ 3 đầy vinh quang tại giải đấu Sendi Mutiara Multimedia (SMM) Grand National Dota vào năm 2011. Sau đó, đến với giải The International với tư cách khách mời, nhiều người cho rằng Pinoy DotA sẽ mang đến một trận cuồng phong tại sự kiện hoành tráng này.
Nhưng thực tế lại không được như vậy. Đội hình DotA 2 chuyên nghiệp của Philippines khi đó là sự lai tạp của các cao thủ WC3 DotA, do vậy để thực sự hòa nhập vào DotA 2 là một vấn đề khá khó khăn, cho nên thất bại là điều tất yếu. Kể từ đó, Philippines đã "im hơi lặng tiếng" trong khuôn khổ The International gần 2 năm trời khi không có lấy một đội ngũ ổn định, và các đại diện "chắp vá" của nước này phải gánh lấy sự thất bại 3 năm liên tiếp.
Nền cạnh tranh DotA 2 ở Philippines bị dìm xuống dưới hố sâu của sự thất vọng, cho mãi đến năm 2014, mọi thứ mới bắt đầu thay đổi. Một cuộc lùng sục tìm kiếm nhân tài để hình thành đội tuyển chuyên nghiệp với tầm nhìn sâu rộng đã khiến Philippines trở lại đấu trường DotA 2 theo cách bài bản hơn,giống như các team MSI, Mineski và Imperiem Pro Team đang dần được hình thành và trở lại đấu trường chuyên nghiệp.
Thi đấu chuyên nghiệp đã gắn liền với nền văn hóa truyền thống của cộng đồng game thủ Philippines một cách sâu sắc bởi vì tình yêu của họ đối với bộ môn cạnh tranh này rất lớn. Các cuộc thi đấu ở Philippines luôn mang đến bầu không khí như một lễ hội vậy, họ không chú trọng việc các đội sẽ thể hiện như thế nào, ai thắng và ai thua, họ chỉ đơn giản là thể hiện tình yêu của mình với DotA.
Trò chơi xã hội
Một trong nhiều lý do khiến các màn trình diễn của các đội không được chú trọng bởi cộng đồng Pinoy DotA quan niệm DotA không đơn giản chỉ là một trò chơi xã hội. Đây chính là điểm đáng khâm phục nhất của Pinoy DotA, khi mà nhiều game thủ không muốn chơi game nếu như họ chỉ chơi có một mình. Philippines là một tập thể gắn bó, và điều đó được thể hiện ngay cả trong thói quen chơi game của họ.
Trong bài viết của Rayo, anh nói rằng tầm ảnh hưởng của DotA thậm chí còn vượt xa một trò chơi thông thường. Nó có vị trí riêng trong giới truyền thông và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống hàng ngày ở Philippines (thậm chí DotA còn được đưa vào trong các bài thơ, bài hát).
Lời kết
Qua quá trình nghiên cứu của mình, Rayo cho rằng khi game thủ chơi DotA hay bao tựa game khác, nó đều có những tác động không hề nhỏ đối với Pinoy DotA, khiến họ say mê, chìm đắm vào thế giới ảo và xuất hiện những hệ lụy hai chiều, có thể tốt lên, có thể xấu đi. Dẫu vậy, không thể phủ nhận nền văn hóa của quốc gia này và niềm đam mê của cộng đồng game thủ đối với DotA là điều chúng ta phải học hỏi. Vâng, đó chính là Pinoy DotA.
T.B