- Tôi là một người dùng Facebook, thời gian cũng được gần chục năm. Tôi có cỡ hàng trăm bạn bè trên Facebook, chủ yếu là bạn (ngoài đời), bao gồm bạn học (phổ thông, đại học, cao học…), đồng nghiệp đã và đang làm cùng, và họ hàng.

Hàng chục năm nay tất cả đều thấy vui vẻ trên đó, đôi khi thấy cũng vô thưởng vô phạt thôi, nhưng tựu chung lại thì vào Facebook là thấy vui.

Thấy bạn bè, người thân đang du lịch, tận hưởng kỳ nghỉ vui vẻ tận bên châu Âu, châu Mỹ, like 1 cái, cùng với bình luận: 'Kỳ nghỉ vui vẻ nhé!'. Cảm nhận được người bạn đó vui khi đọc bình luận của mình, giống như mình nhận được lời chúc của các bạn khi đang đi chơi đâu đó vậy.

Hay thấy người bạn chơi thân tự dưng thấy đăng ảnh uống bia chiều nóng bức, mà không rủ mình, trêu chọc nó một câu, rồi tất thảy đều thấy vui vẻ…  

{keywords}

Nguyên tắc của tôi là:

Facebook chỉ là chia vui, trêu đùa thân thiện. Vui thì vào, không vui không vào.

Không chia sẻ với toàn bộ bạn bè những vấn đề cá nhân, than vãn hay bực dọc.

Không đưa một quan điểm cả nhân lên công cộng; Không giật tít, không trầm trọng hóa một vấn đề gì.

Tât cả những vấn đề cá nhân, quan điểm riêng, sự kiện riêng, vẫn được trao đổi qua Facebook nhưng là chế độ riêng. Cần trao đổi gì thì nhắn tin, hoặc chia sẻ trong nhóm đó (group gia đình-vợ con; bạn thân, đồng nghiệp…)

Nếu có những mâu thuẫn, không đồng nhất, tranh cãi, châm chọc thì hủy kết bạn hoặc chặn Facebook, tạm biệt nhau.

Không nhằm mục tiêu câu like bất kể vấn đề gì.

Trong bài viết trước, tác giả Trương Anh Ngọc ví rằng, "Facebook như một cái quán nước, một sạp hàng mà ở đó người ta có thể tìm được tất cả mọi thứ hỷ nộ ái ố. Nó thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người", tôi cho là chỉ đúng một phần.

Nói Facebook như một quán nước, một sạp hàng chỉ là một góc nhỏ của Facebook. Cũng giao lưu gặp gỡ văn hóa văn nghệ, nhưng chúng ta còn có cả Nhà hát Lớn, chứ đâu chỉ có quán nước, sạp bán kẹo kéo ê a mấy bài nhạc tình...

Bạn bè cũng vậy. Nếu ta chọn bạn là những người hiểu ta, biết ta thì đâu đến nỗi phải nghe thấy mấy thứ tầm phào không đáng? Vấn đề là bạn lựa chọn tham gia vào đâu. Nếu bạn chỉ chọn Nhà hát Lớn thì là một cảm nhận khác hẳn với cái sạp kẹo kéo hay quán bán nước rồi.

Còn nói "có thể tìm được tất cả mọi thứ hỷ nộ ái ố. Nó thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người", cũng chẳng phải. Như đã nói nếu ta chọn niềm vui, thì nó sẽ mang lại niềm vui. Còn lấy Facebook để trút nỗi niềm giận dữ, bi ai, rồi chia sẻ cho tất cả mọi người thì ta sẽ nhận lại chính cái nộ, cái ố thôi. Tất cả cũng do chính chúng ta cả.

Vì sao?

Vì chính nhiều người, trong đó có nhiều người nổi tiếng tham gia Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung với lòng tham và sự ích kỷ. Tham lam nên muốn câu view, câu like. Ích kỷ vì muốn trút nỗi tức giận lên Facebook để mọi người cùng hứng chịu.

Vì tự huyễn hoặc mình. Cho rằng mình là người có sức ảnh hưởng, đưa ra quan điểm này kia rồi chia sẻ lên tất cả hòng khoe khoang sự hiểu biết. Qua đó, mỗi ngày (tự) cho mình là người có sứ mệnh trên mạng xã hội.

Vì tò mò tọc mạch, cổ súy những sự kiện giật gân. Ai khiến chúng ta phải ngó vào những cái tin kiểu như chị kia bỏ anh này, anh kia đánh anh nọ, rồi chia sẻ, bình luận vô tội vạ đâu?

Tôi cũng là bạn bè của một số Facebooker nổi tiếng. Tôi thấy họ văn minh, và chỉ đi theo tôn chỉ mục đích của mình. Mình vào nhà lịch sự và hiểu biết, mình cũng phải đáp lại đúng như vậy chứ.

Cho nên, tôi vẫn nhấn mạnh rằng, vấn đề chính khi chơi Facebook chính là sự lựa chọn. Lựa chọn bạn chơi, lựa chọn thông tin để chia sẻ và bình luận. Đừng để Facebook của mình thành một cái cửa hàng tạp hóa, bán cả mắm tôm và nước hoa, thì sẽ thấy Facebook thật thanh bình và vui vẻ.

Mời độc giả tham gia "Diễn đàn: Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta?" bằng cách gửi ý kiến, bài viết về cho chúng tôi theo địa chỉ email: [email protected] hoặc soạn vào ô Bình luận dưới đây. Các bài viết thú vị sẽ được lựa chọn để đăng tải và nhận nhuận bút từ tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!

'Chúng ta đang hành xử như kẻ điên trên mạng xã hội?'

'Chúng ta đang hành xử như kẻ điên trên mạng xã hội?'

Tiếp diễn những ý kiến xoay quanh tác động đa chiều của mạng xã hội đến đời sống, đặc biệt là giới trẻ, blogger Nguyễn Ngọc Long cho rằng “cách ứng xử của không ít người trên mạng xã hội hiện nay như kẻ điên, mất kiểm soát”.

'Facebook khác gì một quán nước, một sạp hàng hóa đâu'

'Facebook khác gì một quán nước, một sạp hàng hóa đâu'

Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng, Facebook giống như một cái quán nước, một sạp hàng mà ở đó người ta có thể tìm được tất cả mọi thứ hỷ nộ ái ố. Nó thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người.

Độc giả Quang Vinh