Giữa đêm khuya, ở chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh, TP.HCM), các xe chở rau củ, hải sản, thịt cá... tấp nập ra vào. Bên trong, người đi chợ mua hàng về bán lại mỗi lúc một đông. Các công nhân bốc vác, phân loại hàng luôn tay với công việc, mặt bơ phờ vì thức khuya. 

{keywords}
Ở cuối khu nhà hải sản, 10 xưởng xay đá lạnh liên tục hoạt động. Tiếng máy xay đá lạnh kêu ỉnh ỏi, nghe ghê tai. Khoảng 150 nam công nhân ở khu vực này bắt đầu công việc từ 8 giờ 30 tối.
{keywords}
Người vác các cây đá từ trên xe tải xuống. Người chặt, người cho vào máy xay, người cho vào giỏ, người kéo đi giao cho khách ủ cá, tôm, cua… Cả đêm tiếp xúc với đá lạnh, nhưng hỏi ai cũng bảo: ‘Làm quen rồi, không thấy lạnh gì hết’.
{keywords}
Anh Long, hiện 32 tuổi, quê Vĩnh Phúc làm công việc này đã hơn 5 năm. Nhiệm vụ của anh là đứng cạnh máy, hứng đá đã xay cho vào giỏ. Lúc rảnh, anh mang dao chặt nhỏ các cây đá ra, xếp lại cho gọn để người khác mang đi giao. Làm việc lâu năm nên chạm vào đá lạnh cả đêm anh vẫn thấy bình thường.
{keywords}
‘Khi mới làm việc này, tôi phải mất mấy tháng để thích nghi. Tháng đầu tiên, tôi liên tục bị cảm lạnh, sổ mũi. Sau đó, tôi tập thích nghi từ từ. Làm công việc này, chỉ cần có sức khỏe, thức đêm được’, anh Long nói và cho biết, mỗi ngày thu nhập của anh được 400-600 ngàn đồng. ‘Vất vả nhưng thu nhập cũng tốt’, anh Long cười hiền nói.
{keywords}
Ở xưởng bên cạnh, anh Thanh, 36 tuổi, quê Cà Mau đang lom khom kéo từng giỏ đá xay đầy ắp đi giao cho khách ở khu nhà hải sản, mồ hôi nhễ nhại. Nghỉ tay một lúc, anh cho biết, đã làm công việc này được hơn một năm. 
{keywords}
Trước đây, anh Thanh bán trái cây bằng xe đẩy. Mỗi ngày, anh dậy sớm vào chợ Bình Điền lấy ổi, chôm chôm, xoài, nhãn, dưa hấu… đi bán. Mua hàng xong thì trời vừa sáng. Ăn vội cái bánh mì, uống ly cà phê là anh rong ruổi khắp đường phố rao bán.
{keywords}
Hôm thời tiết thuận lợi, khách mua nhiều anh còn bán hết số hàng. Có hôm, bán không được, hàng bị hỏng anh lỗ vốn.
{keywords}
‘Đi bán trái cây, mình tự làm tự ăn, không ai la mắng hay đi vào khuôn khổ nào, nhưng bấp bênh và phải dầm mưa dãi nắng, vất vả lắm. Có khi lỗ vốn, tôi phải vay chỗ này, bù chỗ kia’, anh Thanh tâm sự. Sau đó, được bạn giới thiệu, anh bán xe đi làm công nhân vác đá đêm.
{keywords}
Những ngày đầu, không quen việc, anh liên tục bị cảm lạnh và vấp ngã vì kéo nặng giữa đường trơn, gập ghềnh. ‘Mấy hôm trời mưa, đường trơn, nước mưa hòa với nước đá, lạnh lắm. Kéo cả giỏ đá, nặng gần 1 tạ, đi không khéo rất dễ bị ngã. Mang đôi ủng rồi, nhưng tôi phải bấm chân để có thêm ma sát’, anh Thanh tâm sự.
{keywords}

Anh Thanh cũng cho biết, hiện anh đã quen với công việc. Điều đặc biệt, dù làm việc vất vả, nhưng thu nhập từ công việc khá tốt. ‘Trước đây đi bán trái cây, ngày nào tôi cũng lo không bán được hàng, rồi bị lỗ phải đi vay để làm vốn. Từ hôm làm việc này, mệt chân tay một chút nhưng tôi thấy thoải mái’, anh Thanh nói, tay bê giỏ đá xay đầy đắp cho lên xe kéo đi.

{keywords}

Anh Hữu, hiện 45 tuổi là chủ của một xưởng đá xay đã hoạt động được hơn 15 năm cho biết, mỗi đêm, xưởng của anh xay khoảng 4000 cây đá giao cho sạp hải sản để ủ cá, tôm, nghêu… nhằm giữ được độ tươi. Hiện xưởng anh Hữu có 8 công nhân, làm việc từ 8 giờ 30 phút tối hôm nay đến 9 giờ sáng hôm sau. Các ngày thường, anh sẽ trả mỗi công nhân 400 ngàn đồng/ngày. Còn các ngày lễ tết, số cây đá tăng lên thì công nhân sẽ được hưởng thêm thù lao, trung bình khoảng 500-600 ngàn đồng/người. Theo anh Hữu, các công nhân làm đá lạnh đòi hỏi phải có sức khỏe, chịu thức đêm và làm việc vui vẻ, hòa đồng, chịu khó.

Quán cơm chay 0 đồng đắt khách giữa trưa nắng Sài Gòn

Quán cơm chay 0 đồng đắt khách giữa trưa nắng Sài Gòn

 Giữa trưa, được trao một hộp cơm, các cụ ông cụ bà miệng cười tươi, dùng hai tay nhận.  

Tú Anh - Thanh Cường