- Em đang lưu thông trên đường với tốc độ 40km/h thì xe máy đằng trước đột ngột phanh gấp. Vì xử lý không kịp nên em đã đâm phải xe đằng trước và bị ngã. Trong lúc đó, vì là đoạn đường không có dải phân cách nên 1 chiếc ô tô Kia đi ngược hướng đâm vào xe đổ của em và bị vỡ bộ cản trước của xe.

Xe máy phanh gấp đã chạy thẳng đi luôn. Giờ ô tô đó đòi em bồi thường thiệt hại cản xe và nói lỗi hoàn toàn do em. Em đã đồng ý bồi thường tiền sửa chữa khoảng 5 triệu đồng nhưng xe yêu cầu em trả thêm khoản vay ngân hàng số tiền tương đương với số ngày xe phải nằm bãi không hoạt động để kiếm tiền được.

Xin hỏi luật sư khoản tiền đó em có phải chịu không? Nếu hai bên không thỏa thuận được thì em có thể tìm ra chiếc xe phanh gấp kia yêu cầu bồi thường không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

Theo Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ.

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư:

Đối với các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này:

Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa 50km/h

Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường

1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

{keywords}

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

Căn cứ vào những quy định trên và thông tin bạn nêu bạn lưu thông trên đường với tốc độ 40km/h thì đột ngột 01 xe máy đằng trước phanh gấp. Do xử lý không kịp, bạn đâm phải xe đằng trước và bị ngã. Đoạn đường này không có giải phân cách nên chiếc ô tô đi ngược hướng đã đâm vào xe đổ của bạn và bị vỡ bộ cản trước của xe. Nếu bạn không giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình thì bạn cũng có một phần lỗi dẫn tới thiệt hại cho xe ô tô.

Thứ hai, về việc bạn phải bồi thường cho xe ô tô:

Căn cứ Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.Nguyên tắc bồi thường phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Mặt khác, các thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại

4. Thiệt hại khác do luật quy định”.

Nếu bạn có lỗi dẫn tới thiệt hại cho xe ô tô đi ngược chiều (vỡ bộ cản trước của xe) thì các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường dựa vào thiệt hại thực tế và tỷ lệ lỗi của các bên. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm phải bồi thường bao gồm:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Khi bồi thường thì bạn bồi thường phần hư hỏng, chi phí hạn chế thiệt hại, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. Bạn căn cứ quy định trên để thỏa thuận việc bồi thường.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc