“Sự xuất hiện của các chiến cơ Mỹ góp phần vào khả năng răn đe trong khu vực của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Khả năng triển khai nhanh chóng khí tài của đồng minh để hỗ trợ cho NATO, là yếu tố quan trọng đối với việc sẵn sàng chiến đấu cũng như thể hiện sự nhanh nhạy của chúng tôi”, hãng tin RT dẫn lời Chuẩn tướng Joel Carey thuộc Không quân Mỹ nói.

{keywords}
Máy bay F-15E Mỹ điều tới Romania. Ảnh: 48th Fighter Wing Public Affairs

Dự kiến, số máy bay F-15E này sẽ tuần tra vùng không phận Romania trên Biển Đen cùng các chiến đấu cơ của Romania và một số tiêm kích Eurofighter Typhoon của Không quân Italia.

{keywords}
Tiêm kích F-15E. Ảnh: Wikipedia

“Đại bàng tấn công” F-15E là tiêm kích tấn công do Mỹ nghiên cứu, chế tạo và sản xuất trong thập niên 1980. F-15E dài 19,44m; chiều rộng sải cánh 13m; cao 5,6m. Trọng lượng rỗng là 17,01 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa là 36,45 tấn. Kíp phi công gồm 2 người.

{keywords}
Bản thiết kế F-15E. Ảnh: Pinterest

F-15E được trang bị 2 động cơ tua bin phản lực Pratt & Whitney F100-PW-220 với lực đẩy đạt 64,9 KiloNewton/chiếc. Do vậy, tốc độ tối đa F-15E có thể đạt Mach 2,5, tương đương 2.656 km/h.

{keywords}
Động cơ Pratt & Whitney F100-PW-220. Ảnh: Af.mil

Dữ liệu quân sự từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, tải trọng chiến đấu tối đa của cường kích F-15E là 10,4 tấn vũ khí cùng bán kính chiến đấu lên tới 1.272km. Hệ thống vũ khí gồm một pháo đa nòng M61A1 Vulcan cỡ nòng 20mm với 500 viên đạn, và 4 giá treo dưới cánh có thể mang các loại tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm hoặc các loại bom tùy theo nhiệm vụ.

{keywords}
Pháo đa nòng M61A1 Vulcan cỡ nòng 20mm. Ảnh: Wikipedia

Theo trang Deagel.com, F-15E được lắp đặt radar Raytheon AN/APG-82 có khả năng phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu đối phương ở khoảng cách tối đa lên tới 180km. Ngoài ra, chiếc tiêm kích còn được trang bị hệ thống điện tử AN/ALQ-131 do hãng Northrop Grumman sản xuất, có tính năng đánh lừa các hệ thống radar.

Theo bài viết được tạp chí Airforce Mag đăng tải đầu tháng 4/1992, F-15E từng được Không quân Mỹ triển khai trong chiến dịch Bão táp sa mạc vào đầu năm 1991, để tấn công vào một số căn cứ chứa tên lửa đạn đạo Scud của Iraq.

“Trong đêm tối, các chiến đấu cơ F-15E, được lắp đặt thiết bị hồng ngoại nhắm mục tiêu và điều hướng độ cao thấp trong đêm (LANTIRN), đã bay tuần tra dưới các đám mây, trước khi phi công điều khiển máy bay bổ nhào xuống để tấn công các tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud. Đôi khi, chúng được máy bay trinh sát E-8A dẫn đường tới nơi quân Iraq chứa các tổ hợp Scud”, bài viết trên Airforce Mag nêu rõ.

>>> Đọc tin quân sự trên VietNamNet

Tuấn Trần

Mỹ triển khai nhiều chiến đấu cơ tới gần biên giới Nga

Mỹ triển khai nhiều chiến đấu cơ tới gần biên giới Nga

Không quân Mỹ những ngày gần đây đã điều một số chiến đấu cơ tới Romania nhằm “tuần tra không phận gần vùng biên giới Nga”.