- Sáng 17.6, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn trong ứng dụng đóng tàu bằng vật liệu PPC.

{keywords}
Ảnh:

Đại diện các Bộ Khoa học và Công nghệ, NN và PTNT, Giao thông - Vân tải cho biết, chủ trương hiện đại tàu cá nhằm phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; khẳng định, luôn hoan nghênh việc ứng dụng các vật liệu mới vào đóng tàu nhằm giảm giá thành và tăng cường hiệu quả khai thác.

PPC là loại nhựa có nhiều đặc tính tốt, như: Nhẹ, không cần bảo dưỡng, có thể tái sinh… Tuy nhiên, loại vật liệu này cũng có những nhược điểm, như: Chịu tải thấp, dễ cháy, độ khói cao, và nguy hiểm nhất là dễ bị lão hóa tùy thuộc vào nhiệt độ và thời gian sử dụng.

{keywords}

Do vậy, để ứng dụng vật liệu PPC vào đóng tàu cần tiếp tục được thử nghiệm, khảo sát và đánh giá. Thực tế cho thấy, qua khảo sát của các Bộ, ứng dụng nhựa PPC vào đóng tàu chỉ bảo đảm đối với các tàu có sức chở đến 12 người, còn hai tàu có công suất lớn hơn khi đưa vào sử dụng đều liên tục xảy ra sự cố.

Đại diện các Bộ nhấn mạnh, việc ứng dụng vật liệu mới vào đóng tàu đều phải đề cao yêu cầu bảo đảm tính mạng con người và tài sản. Chính vì vậy, Thông tư số 43 của Bộ Giao thông - Vận tải đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC chỉ cho phép dùng PPC để đóng phương tiện thủy có sức chở đến 12 người, chiều dài đến 20m. Còn với tải trọng lớn hơn thì hạn thử nghiệm cuối cùng là ngày 30.6.2018 để các Bộ có đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng.

Tại báo cáo các khó khăn liên quan đến việc phát triển tàu thuyền vật liệu mới PPC của Cty Cổ phần công nghệ Việt Séc gửi Ủy ban KH,CN&MT Quốc hội nêu rõ: "Việc ban hành quy chuẩn QCVN 95:2016/BGTVT để đưa ra giới hạn sức chở của phương tiện trong khi chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá là vội vã và gây khó khăn cho doanh nghiệp.

VR đã đăng kiểm tàu dài 8m sức chở 12 người nay quy chuẩn ban hành cho đăng kiểm tàu dài 20m cũng sức chở 12 người, vậy sức chở của phương tiện phụ thuộc vào điều gì hay chỉ phụ thuộc vào ý chí của cơ quan đăng kiểm?"

Công ty Việt Séc kiến nghị Quốc hội, Chính phủ đề nghị Bộ GTVT rút lại việc ban hành quy chuẩn đóng tàu vật liệu PPC (QCVN 95:2016/BGTVT) mới ban hành để chờ khi có đủ các thông tin dữ liệu cần thiết mới ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển các tàu thuyền có kích thước, sức chở lớn hơn nếu doanh nghiệp chứng minh được năng lực tính toán, thiết kế và sản xuất.

Kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo VR tiến hành đăng kiểm ngay các phương tiện mà doanh nghiệp đã sản xuất thành công cho khách hàng với sức chở từ 20 đến 35 khách để đưa phương tiện vào hoạt động, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng tách dịch vụ đăng kiểm ra khỏi cơ chế bao cấp nặng về quản lý như hiện nay. Để Nhà nước quản lý đăng kiểm thông qua các quy định của pháp luật tương tự như lĩnh vực công chứng.

Quy chuẩn quốc gia cho tàu PPC: Chỉ đạo mới từ Bộ GTVT

Quy chuẩn quốc gia cho tàu PPC: Chỉ đạo mới từ Bộ GTVT

Bộ GTVT vừa cho phép đóng thử nghiệm 2 tàu khách bằng vật liệu PPC căn cứ nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi bổ sung Tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho loại tàu đóng bằng vật liệu này.

Đăng kiểm tàu PPC: 'Chuyện con gà, quả trứng'?

Đăng kiểm tàu PPC: 'Chuyện con gà, quả trứng'?

Trưởng phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT) Đỗ Trung Học giải thích với VietNamNet, việc cấp chứng nhận đăng kiểm cho 2 công ty chế tạo tàu bằng vật liệu PPC không khác gì câu chuyện “con gà hay quả trứng có trước”.

Thái Bình