- Giá vàng trong nước rớt mạnh trong phiên giao dịch sáng 4/8 sau khi vàng thế giới đổ dốc, rời xa ngưỡng 1.100 USD/ounce. Trong khi đó, giá USD lại bật tăng.

Sáng 4/8, các DN kinh doanh vàng đồng loạt niêm yết giá vàng giảm từ 170.000-220.000 đồng/lượng so với sáng qua sau khi đã giảm khoảng 40.000 đồng/lượng trong phiên đầu tuần. Tất cả các DN đều niêm yết giá vàng dưới ngưỡng 33 triệu đồng/lượng.

Tính tới 9h50, giá vàng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn mua vào và bán ra ở mức 32,8 triệu đồng/lượng và 32,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn nhiều so với mức 33,02 và 33,06 triệu đồng/lượng cùng thời điểm này sáng qua.

Vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu được giao dịch ở mức 32,86 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,9 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng SJC tại DOJI được giao dịch ở mức gần tương tự, 32,85-32,88 triệu đồng/lượng.

{keywords}

Như vậy, so với phiên sáng qua, giá vàng đã giảm từ 170.000-220.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.

Vàng trong nước tiếp tục giảm giá mạnh sau khi vàng thế giới lao dốc trong phiên đầu tuần đêm qua, trước sức ép của đồng USD đang mạnh lên từng ngày. Phản ứng này xảy ra sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra tín hiệu rõ nét hơn về một đợt điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 9 hoặc cuối năm nay.

Đêm qua, giá vàng giao tháng 12 giảm 0,5% xuống dưới ngưỡng 1.090 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao ngay đang tiến về ngưỡng 1.085 USD. Sáng 4/8, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á đã về gần 1.083 USD/ounce.

Tuần trước, giá vàng đã giảm liên tục trong 6 tuần. Dự báo, giá vàng có thể giảm tiếp do mức giảm còn đang chậm hơn so với chỉ số hàng hóa nói chung. Chỉ số Core Commodity CRB Index trong phiên đầu tuần đã giảm xuống đáy 12 năm và chính thức xóa sạch toàn bộ mức tăng trong suốt thập kỷ qua.

Nền kinh tế toàn cầu suy yếu theo Trung Quốc và châu Âu cũng như Nga đã khiến giá hàng hóa nói chung chịu áp lực giảm giá rất lớn. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ phục hồi giúp đồng USD tăng giá, gây thêm áp lực tới các loại hàng hóa, trong đó có vàng.

Đồng USD trên thế giới trong phiên thứ 2 (3/8) đã tăng lên mức cao nhất một tuần qua do giới đầu tư kỳ vọng vào báo cáo việc làm khởi sắc tại Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này. Đồng USD tăng 0,3% so với Euro lên 1,0952 USD/EUR. USD cũng tăng 0,1% so với Yen Nhật. So với rổ 16 loại tiền tệ phổ biến, USD tăng 0,3% lên 88,84 điểm - mức cao nhất kể từ 17/3.

Trong nước, giá USD khá ổn định. Sáng 4/8, các NH đồng loạt giữ nguyên tỷ giá so với chiều 3/8. Giá bán ra phổ biến hiện ở mức 21.840-21.850 đồng/USD, giá mua vào nằm trong khoảng 21.755-21.780 đồng/USD. Giá USD tự do có xu hướng giảm 20-30 đồng so với tuần trước và hiện đang ở mức 21.910 - 21.930 đồng/USD.

M.Hà