Theo các nhà khoa học, nhà nông chỉ chăn nuôi tâm huyết chưa đủ, mà trong thời đại chuyển đổi số, nhà nông cần biết áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến như trí tuệ nhân tạo kết hợp xử lý ảnh để tối ưu chăn nuôi. Điểm đặc biệt của AI chính là khả năng tự động hóa hành vi của con người 24/7.
Đơn cử, tiếng ho chính là cơ sở báo hiệu tình trạng suy hô hấp ở lợn. Các giải pháp trước đây sử dụng cảm biến, hoặc gần đây nhất là các micro kỹ thuật số sẽ được lắp đặt trong chuồng lợn. Nhiệm vụ của các mô hình AI chính là tính toán để phân biệt tiếng ho và các loại tạp âm khác. Khi phát hiện tiếng ho tăng lên nhiều lần, hệ thống sẽ thông báo để người nông dân hoặc bác sĩ thú y kịp thời can thiệp sớm trước 2 tuần.
Hệ thống cảnh báo tiếng hét nhận được từ lợn con khi lợn nái đè lên, có thể giúp giảm thiểu tỉ lệ chết trong những ngày đầu lợn con ra đời. Tuy nhiên, việc phải luôn có công nhân quản lý ở đó để theo dõi hệ thống cảnh báo cũng chưa hiệu quả. Từ ý tưởng sử dụng một luồng điện kích hoạt trên lợn vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm lợn nái đứng dậy dường như là một giải pháp an toàn và tối ưu.