Wukong ra mắt âm thầm chỉ vài ngày sau khi Tencent đóng cửa ứng dụng tìm kiếm Sogou. Tencent mua lại Sogou năm 2021. Wukong có mặt trên cả chợ App Store và Google Play, cạnh tranh với Baidu, công cụ tìm kiếm số 1 của Trung Quốc.
(Ảnh: Shutterstock) |
Wukong khẳng định cung cấp thông tin chất lượng không kèm quảng cáo. Đây được xem là lời châm chọc gián tiếp đến Baidu, từ lâu bị chỉ trích vì quảng cáo trong kết quả tìm kiếm. Năm 2016, sinh viên Wei Zexi, 21 tuổi, đã tử vong vì một căn bệnh ung thư hiếm gặp sau khi điều trị theo một gợi ý quảng cáo trên Baidu.
Dễ dàng nhận thấy cách tiếp cận khác biệt giữa Wukong và Baidu. Chẳng hạn, khi tìm kiếm “mắt hai mí”, ba kết quả tìm kiếm hàng đầu trên Baidu đều là quảng cáo cho các thẩm mỹ viện, còn trên Wukong chỉ là các mẹo và kiến thức từ bác sĩ.
Cũng như một số công cụ tìm kiếm phổ biến khác, Wukong chia làm những danh mục khác nhau như tin tức, hình ảnh, video. Người dùng có thể đánh dấu (bookmark) các trang. Wukong có cả chế độ riêng tư như các trình duyệt web, không lưu trữ lịch sử tìm kiếm.
Dù vậy, tương tự Baidu, Wukong có xu hướng ưu tiên các sản phẩm khác cùng công ty. Ví dụ, kết quả cao nhất thường hiển thị nội dung từ Douyin – phiên bản TikTok Trung Quốc, Toutiao Encyclopedia, Jinri Toutiao, Xiaohe Yidian. Kết quả của Baidu ưu tiên vị trí đẹp cho Baidu Baike, Wenku.
Wukong đại diện cho thách thức mới với Baidu. Trước đây, ByteDance có một công cụ tìm kiếm khác là Toutiao Search, ra mắt năm 2019. Tuy đã bị gỡ bỏ, ByteDance vẫn tiếp tục cải thiện chức năng tìm kiếm trong ứng dụng Douyin và Jinri Toutiao.
Năm 2020, một số lãnh đạo Baidu gia nhập ByteDance, trong đó có Phó Chủ tịch Wu Haifeng và Giám đốc điều hành Sun Wenyu. Cả hai đều rời Baidu vào năm 2019 sau hơn một thập kỷ cống hiến.
Bất chấp nhiều tranh cãi, “gọng kìm” của Baidu trên thị trường tìm kiếm nội địa vẫn khá vững vàng. Theo hãng phân tích lưu lượng web StatCounter, tháng 7 thị phần của Baidu là 70%, tiếp đó là Sogou và Bing với 12% và 10% thị phần tương ứng.
Du Lam (Theo SCMP)
Từng bay cao bay xa, nay các ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc cũng cắt giảm chi phí
Lãnh đạo Alibaba và Tencent tập trung cắt giảm chi phí trên mọi bộ phận, từ sa thải nhân sự đến loại bỏ các mảng kinh doanh không phải nòng cốt.