Nguồn nhân lực dồi dào đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến thu hút nhiều doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, vừa đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động lành nghề, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các bộ phận là thách thức không nhỏ.
Bất chấp các tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Việt Nam đến cuối năm 2020 vẫn thu hút được 28,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mặc dù chịu mức sụt giảm 25% so với cùng kỳ, song nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài duy trì mức tăng gần 10% trong năm 2020 và là động lực chính tạo nên kỳ tích xuất siêu cao nhất của Việt Nam trong vòng 5 năm liên tiếp kể từ năm 2016.
Có thể thấy, ngay trong làn sóng sụt giảm chung toàn cầu, Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến thu hút đầu tư FDI.
Một trong những lý do quan trọng khiến các DN FDI chọn Việt Nam là điểm đến chính là nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao (Ảnh: Internet) |
Khó khăn trong quản trị nguồn nhân lực trước những thay đổi mới
Một trong những lý do quan trọng khiến các DN FDI chọn Việt Nam là điểm đến khi dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc chính là nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao, có thể đáp ứng được yêu cầu của những DN này.
Tuy vậy, với số lượng nhân công “khổng lồ”, để vừa đào tạo và xây dựng đội ngũ lao động lành nghề, phát triển đường dài vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhuần nhuyễn giữa các bộ phận trong nhà máy là một thách thức không hề nhỏ đối với công tác quản trị nhân sự tại các công ty.
Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, bao gồm bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập...
Năm 2021 cũng là thời điểm các DN có nhiều sự biến chuyển và dành phần lớn thời gian, ngân sách vào công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên nòng cốt, gắn kết và xây dựng văn hóa công ty, đưa các ứng dụng công nghệ vào quản lý DN, để chủ động hơn và tìm ra cơ hội phát triển mới trong giai đoạn Covid-19 đầy thách thức.
Còn đối với công tác quản trị tại các nhà máy, các đại công xưởng của công ty đa quốc gia nơi tổng nhân lực lên đến hàng trăm ngàn nhân viên, làm việc ở các băng chuyền, nhóm, tổ khác nhau, thuộc các khối văn phòng và khối nhà máy, hiển nhiên sẽ có những khó khăn, hạn chế và thiếu đồng nhất trong công tác trao đổi và truyền thông nội bộ dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong công việc.
Quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số
Trước tình hình phải đối mặt với khủng hoảng từ cả bên trong lẫn bên ngoài, nhiều DN đang cân nhắc ứng dụng những chiến lược mới để giữ chân nhân tài.
Tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong DN không tránh khỏi rủi ro, mất mát. Trong giai đoạn này, nếu công ty và cấp lãnh đạo chỉ tập trung vào quản lý năng suất, KPI… của nhân viên, vô hình chung sẽ tạo phản ứng ngược cũng như mang lại áp lực cho nhân viên. Vì thế, song song với công tác này, DN cần cải thiện chính sách nhân sự hợp lý với mong đợi của người lao động để giữ chân nhân tài.
Theo Bà Ngô Thuý Hân - Co-founder và CEO của BravoHR - DN phát triển ứng dụng hỗ trợ quản lý nhân lực, có 7 yếu tố quyết định sự gắn bó của một nhân sự với DN bao gồm: Đặc điểm công việc - Tiền lương và sự công bằng - Cơ hội đào tạo và phát triển - Sự trao quyền - Thương hiệu tổ chức - Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp - Sự khen thưởng và công nhận thành tích.
Bà Ngô Thuý Hân chia sẻ: "Năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với hầu hết các DN và đặc biệt là các DN còn non trẻ như BravoHR. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có thêm khách hàng DN lớn, mở rộng phạm vi sử dụng ứng dụng BravoHR đến với các phân xưởng, nhà máy ở các tỉnh thành.
Năm 2020, BravoHR thống kê được 87.000 tin nhắn khích lệ và khen thưởng được sử dụng trong 20 công ty khách hàng trên hệ thống của Bravo, khoảng 83% người sử dụng tại các DN thường xuyên cập nhật vào ứng dụng để kiểm tra thông tin truyền thông từ ban lãnh đạo”.
BravoHR hiện là DN có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại lĩnh vực SaaS (Software as a Service) trong lĩnh vực giải pháp Nhân sự tại Việt Nam |
Bà Phạm Thị Thanh Thảo - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm & Bánh Kẹo Phạm Nguyên bày tỏ: “Chúng tôi đánh giá cao tính năng thưởng điểm cho nhân sự của BravoHR, “thưởng điểm nóng” là một văn hóa mới tại công ty, không chỉ là thưởng cho những thành tích nhưng chúng tôi cũng khen thưởng động viên những cố gắng vượt bậc của nhân sự trong suốt quá trình làm việc”.
Bà Tiêu Yến Trinh, CEO Talentnet, Phó Chủ tịch của Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Nhân sự Việt Nam VNHR, chia sẻ: “Việc một startup công nghệ tham gia vào lĩnh vực nhân sự là một bước tiến dài trong quá trình chuyển đổi số của các DN Việt Nam. Tôi rất kỳ vọng vào tiềm năng của đội ngũ sáng lập, độ lớn của thị trường cũng như tác động xã hội mà BravoHR có thể tạo ra”.
Năm 2020, BravoHR nhận Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TPHCM năm 2020 (I - Star 2020), do Sở KH&CN TPHCM tổ chức ngày 28/11/2020. Website: www.bravohr.vn |
Lê Hương