Covid-19 thay đổi chiến lược và quy trình bán hàng của nhiều doanh nghiệp. Khách hàng không cần phải đến các cửa hàng mới mua được món đồ mình cần, thay vào đó, họ có thể dùng kênh trực tuyến hoặc kênh liên lạc khác. Hình thức này được gọi là virtual selling. Virtual selling bán hàng thông qua video call và các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm thay thế việc bán hàng và gặp mặt trực tiếp với khách hàng.
Quy trình virtual selling bao gồm các bước: Lên lịch gặp mặt; tổ chức cuộc gọi trực tuyến với khách hàng; tóm tắt cuộc gọi. Ở bước thứ hai, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm như Zoom, Google Meet, Skype. Tuy nhiên, để virtual selling thực sự hiệu quả về doanh thu lẫn chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp nên sử dụng chính hệ thống contact center có tích hợp chức năng video call để gọi cho khách hàng.
Lợi ích của điều này là có thể lưu trữ và đồng bộ thông tin khách hàng trên CRM hệ thống; Lưu trữ thông tin tư vấn khách hàng ngay trên phiếu ghi hệ thống; Dễ dàng quản lý hàng loạt các cuộc gọi ra với khách hàng, không cần chuyển qua lại giữa nhiều phần mềm; Xem báo cáo & thống kê, xem lại các video lưu trữ cuộc gọi với khách hàng bất kỳ lúc nào; Tự can thiệp, tùy biến giao diện và tính năng video call phù hợp với nghiệp vụ doanh nghiệp của mình; Nâng cao vị thế thương hiệu, công nghệ trong lòng khách hàng.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đang ứng dụng virtual selling phải kể đến Pharmacity hay Samsung. Với việc tích hợp Stringee video call – một giải pháp Make in Vietnam, khách hàng của Pharmacity có thể nhận tư vấn thông qua video call khi đặt hàng qua ứng dụng. Còn với Samsung, ngoài bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, công ty cung cấp giải pháp bán hàng từ xa qua video call cho khách hàng.
Sau khi khách hàng đăng ký lịch tư vấn mua hàng qua video call, Samsung gửi SMS thông báo đăng ký thành công và liên kết tham gia cuộc gọi. Khi khách hàng bấm vào để tham gia, nhân viên sẽ tư vấn qua video call. Kết thúc cuộc gọi, khách hàng đánh giá dịch vụ, còn Samsung gửi SMS chăm sóc khách hàng.
Hải Lam