Về ấp Vinh Bắc, xã Ngọc Thuận (Giồng Riềng, Kiên Giang), hỏi ông Nguyễn Văn Cương (65 tuổi) ai cũng biết. Bởi ông là chủ xưởng cơ khí lớn nhất nhì trên địa bàn, nơi cho ra đời không ít máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp với giá rẻ hơn so với thị trường, giúp nông dân tiết kiệm chi phí, sức lao động trong sản xuất.

Đang chờ ông Cương và các con ông sắp lại bánh răng cho chiếc máy gặt đập liên hợp vừa mua về nhưng chưa sử dụng được vì răng quá thưa, ông Đào Bal (ngụ ấp Đường Lác, xã Ngọc Thuận), cho biết: “Nhờ ông Cương biết cải tiến máy móc mà bà con trong và ngoài xã làm ruộng bớt cực hơn. Máy móc mua về không phù hợp với đồng ruộng thì nhờ ông Cương làm lại, xài bền, bán giá lại rẻ hơn so thị trường từ 40-50% nên bà con ai cũng tìm đến”.

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay có đến hơn chục loại máy móc ông Cương có thể chế tạo được như: Máy cày, máy xới, máy trang mặt ruộng, máy hút bùn… Cứ làm ra được máy nào là có người đến mua hết đến đó. Đối với các loại máy bà con mua về sử dụng tốn nhiều dầu, công suất thấp hoặc không phù hợp với đồng ruộng địa phương, chỉ cần mang đến để ông Cương chỉnh sửa, lắp ráp thêm vài chi tiết máy sẽ hoạt động hiệu quả gấp 2-3 lần.

{keywords}
Ông Cương (bìa phải) đang tư vấn cho khách hàng tại xưởng cơ khí của gia đình. (Ảnh: NQ).

Hơn 40 năm làm nghề thợ máy, ông Cương chế ra nhiều máy móc hữu ích cho sản xuất nông nghiệp, nhưng đáng nhớ nhất với ông là lần ráp thành công máy gặt đập liên hợp bằng linh kiện ngoại nhập do khách đặt hàng vào đầu năm 2017. Đó là chiếc máy gặt đập liên hợp được ông lắp ráp suốt 2 tháng, có thể hoạt động không thua một chiếc máy ngoại nhập nhưng có thể cắt được lúa đổ ngã, điều mà những chiếc máy gặt đập liên hợp trên thị trường chưa làm được.

Ông Lê Khắc Hùng (ngụ xã Ngọc Thuận) kể: “Mấy năm trước tôi có mua một máy bơm nước cải tiến để bơm cho 20 công ruộng. Nghe tôi than máy bơm nước yếu, lại tốn nhiều dầu, ông Cương bảo tôi đem qua để ông làm lại. Nhờ ông Cương cải tiến, lắp thêm chi tiết trong máy bơm nên công suất máy tăng lên gấp đôi, lại giảm được 40% nhiên liệu so với ban đầu”.

Tiếng lành đồn xa, nhiều khách hàng ở Vĩnh Thuận, U Minh Thượng nghe tiếng tìm đến tận nhà ông Cương để nhờ sửa chữa máy móc. Điều đáng nói, một số loại máy do ông Cương chế tạo từ sắt vụn. Ông thu mua những chiếc máy đã hư hỏng, sau đó tận dụng lại từng bộ phận để lắp ráp những chiếc máy giá rẻ cho bà con nông dân.

{keywords}
Ông Cương (thứ hai, từ trái qua) đang giới thiệu với khách hàng chiếc máy khoan bùn mini tại xưởng cơ khí của gia đình. (Ảnh: NQ).

“Nói là sắt vụn không có nghĩa là máy không tốt. Những bộ phận máy cũ có những thứ rất bền, chỉ cần chế tạo hợp lý, đúng công năng sẽ sử dụng không thua gì máy mới” - ông Cương chia sẻ.

Theo ông Cương, năm 1970, ông theo học nghề sửa máy tại Vị Thanh (Hậu Giang). Thương tính siêng năng lại hiền hậu của ông, người chủ cơ sở đã gả cô con gái làm giáo viên cho ông. Năm 1978, vợ chồng ông về ấp Vinh Bắc lập nghiệp.

“Những ngày đầu thành lập cơ sở, vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhà xưởng, phương tiện, thợ sữa chữa. Nhưng với quyết tâm, chúng tôi đã dồn hết vốn liếng, tâm huyết để đầu tư cho cơ sở sửa chữa máy đi vào hoạt động ổn định. Các con ngày một lớn, lại mê máy móc như cha nên  được tôi truyền đạt nhiều kinh nghiệm trong nghề” - ông Cương bộc bạch.

Hiện ba người con trai của ông đều có tay nghề vững chắc và có cơ sở sửa chữa, lắp ráp máy nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Với những sáng chế hữu ích của mình, ông Nguyễn Văn Cương được UBND tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2016. Tháng 5.2018, ông Cương là một trong 4 cá nhân được UBND xã Ngọc Thuận biểu dương là người cao tuổi tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2017.

(Theo Dân Việt)

Bỏ 2 tỷ đồng, sáng chế áo bảo hiểm cho người đi xe máy

Bỏ 2 tỷ đồng, sáng chế áo bảo hiểm cho người đi xe máy

Áo bảo hiểm dành cho người đi xe máy mang nhãn hiệu Made in Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện do 3 cựu sinh viên Đại học Bách khoa sáng chế.

Lão nông lớp 6 sở hữu 2 bằng sáng chế độc quyền: Nghiên cứu thiết thực là đây

Lão nông lớp 6 sở hữu 2 bằng sáng chế độc quyền: Nghiên cứu thiết thực là đây

Chỉ với sự đam mê, một lão nông tại Sóc Trăng đã sáng chế ra hàng loạt máy móc nông nghiệp giúp bà con tiết giảm lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Sáng chế 200 loại máy nông nghiệp: Từ bỏ đại học, chẳng cần cử nhân

Sáng chế 200 loại máy nông nghiệp: Từ bỏ đại học, chẳng cần cử nhân

Bằng việc sáng chế ra những loại máy móc ưu việt phục vụ sản xuất nông nghiệp, anh nông dân Trần Đình Lai (Thừa Thiên- Huế) không chỉ giúp nhiều nhà nông giải phóng sức lao động mà còn thu về tiền tỷ.

Học sinh Ninh Bình sáng chế máy quét rác, máy phun thuốc sâu đa năng

Học sinh Ninh Bình sáng chế máy quét rác, máy phun thuốc sâu đa năng

Ham học hỏi và vận dụng linh hoạt kiến thức học được trong sách giáo khoa cộng với đôi tay khéo léo, nhiều học sinh tại tỉnh Ninh Bình đã làm ra các mô hình, sản phẩm khoa học hữu ích...

'Kỳ án' chiếc máy rửa ly chưa được cấp bằng sáng chế

'Kỳ án' chiếc máy rửa ly chưa được cấp bằng sáng chế

“Nhà sáng chế” chiếc máy rửa ly thì cho rằng số tiền kia là tiền cọc mua bản quyền, không mua nữa thì mất.

Thợ vườn sáng chế máy 15 chức năng, vạn nông dân hưởng lợi

Thợ vườn sáng chế máy 15 chức năng, vạn nông dân hưởng lợi

Bằng việc tự nghiên cứu, sáng chế sản phẩm máy nông nghiệp tích hợp 15 tính năng, giúp ích cho người nông dân, Tạ Ðình Huy đã vinh dự được Thành Ðoàn Hà Nội vinh danh...