Năm 2016 nổi lên với những gương mặt doanh nhân tỷ đô mới nổi và những câu chuyện ồn ào xung quanh việc kinh doanh của họ. 12 tháng qua cũng chứng kiến sự thất bại, thậm chí lui về phía sau hay nhường sân chơi cho kẻ khác của không ít đại gia.

Cuộc soán ngôi người giàu nhất Việt Nam

Cái tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS trở nên khá đình đám vào cuối năm 2016 khi ông Quyết chính thức trở thành người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Ông Quyết đã gây ấn tượng với số tiền tăng lên đến 33.247 tỷ đồng. Con số này cũng là kỷ lục mới trên sàn chứng khoán Việt Nam sau 16 năm thị trường đi vào hoạt động.

{keywords}

Ông Trịnh Văn Quyết đã gây bất ngờ trên thị trường chứng khoán Việt Nam với cú bứt phá ngoạn mục

Vào ngày cuối cùng trong năm (30/12/2016), ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn FLC là người giàu nhất tại Việt Nam. Ông Quyết sở hữu gần 290 triệu cổ phiếu ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros), hơn 114 triệu cổ phiếu FLC (Tập đoàn FLC)… trị giá tổng cộng hơn 33 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD) là và người đứng đầu trong danh sách 10 người giàu nhất trên TTCK.

Ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ vị trí tỷ phú giàu nhất Việt Nam sở hữu hơn 720 triệu cổ phần VIC, trị giá hơn 30 ngàn tỷ đồng.

Nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam

Theo Bloomberg, với việc IPO VietJet, CEO Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, cũng như Đông Nam Á.

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được xếp thứ 62 trong danh sách của tạp chí Forbes.

Theo số liệu của Bloomberg Billionnaires Index, với kế hoạch IPO hãng hàng không tư nhân duy nhất tại Việt Nam, số tài sản của Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ vượt qua con số 1 tỷ USD.

Bên cạnh VietJet, bà Thảo còn là cổ đông của 3 resort nổi tiếng tại Việt Nam, bao gồm Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lam Ninh Vân Bay Villas.

Nguyễn Trung Tín trò chuyện cùng Tổng thống Obama

Nguyễn Trung Tín, doanh nhân trẻ, người sáng lập ra mô hình không gian làm việc mở Dreamplex, là một trong những người may mắn được nói chuyện hẳn 45 phút với tổng thống Mỹ Obama. 

Sau 8 năm du học ngành kinh tế bên Úc, cuối năm 2009, Tín quyết định về Việt Nam khởi nghiệp. Anh hiện là Tổng Giám đốc một tập đoàn có lịch sử hình thành 23 năm và là tác giả của mô hình không gian làm việc mở đầu tiên tại Việt Nam.

{keywords}

Doanh nhân trẻ Nguyễn Trung Tín

Nguyễn Trung Tín cũng là một trong những cái tên được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách “30 Under 30” năm 2015.

Một năm vất vả của bầu Đức

2016 có thể nói là một năm đầy khó khăn đối với bầu Đức (Hoàng Anh Gia Lai). Tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của HAGL lên đến 32.900 tỷ đồng, trong đó ba chủ nợ lớn nhất của tập đoàn này là BIDV với hơn 10.000 tỷ đồng, Eximbank với gần 4.000 tỷ đồng và VP Bank với 2.800 tỷ đồng.

{keywords}
Bầu Đức trải qua một năm đầy khó khăn

HAGL đã nhiều lần tái cơ cấu nhưng mỗi lần chuyển đổi là một lần gia tăng số vốn vay. Sau hành trình 8 năm lên sàn, số nợ của doanh nghiệp này đã gấp đôi vốn chủ sở hữu. Vì thiếu tiền, bầu Đức đã phải thế chấp từ đàn bò, cổ phiếu cá nhân tới cả khu liên hợp học viện bóng đá.

Vũ Quang Hải rút khỏi HĐQT Sabeco

Ở tuổi 25 tuổi, ông Vũ Quang Hải giữ cương vị Tổng giám đốc PVFI, sau đó, ông Hải được điều chuyển về Bộ Công Thương, tiếp tục được bổ nhiệm hàm Phó Vụ trưởng trước khi về Sabeco làm Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco. Vụ lùm xùm đã được Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính (VAFI) kiến nghị, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng việc bổ nhiệm là đúng quy trình.

{keywords}
Ông Hải rút khỏi Sabeco

Khi chính thức rút khỏi Sabeco, ông Hải đã trả lời báo chí rằng: “Tôi xin rút thì ít nhất cũng phải ngẩng cao đầu”. Theo Phó tổng giám đốc Sabeco, dự kiến năm 2016, Sabeco đã vượt kế hoạch cả doanh thu và lợi nhuận.

Ông Lê Phước Vũ và thép Cà Ná

Tập đoàn Tôn Hoa Sen và Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Phước Vũ gây ồn ào với dự án thép Hoa Sen Cà Ná. Dự án này được chú ý vì có vốn đầu tư khủng 10,6 tỷ USD, ngang ngửa với vốn của Formosa.

{keywords}
Ông Lê Phước Vũ đình đám với dự án thép Hoa Sen

Chủ tịch Tôn Hoa Sen cam kết sẽ tự đóng cửa siêu nhà máy thép ở Ninh Thuận và giao hết toàn bộ tài sản cho Nhà nước nếu dự án gây ô nhiễm môi trường.

Doanh nhân Võ Trường Thành chia tay gỗ

Sau khoảng 23 năm làm chủ một “đế chế” chế biến, xuất khẩu gỗ hàng đầu Việt Nam, ông Võ Trường Thành đành ngậm ngùi ra đi khỏi công ty do chính ông cất công gây dựng và từng vượt qua biết bao nhiêu khó khăn từ thời kinh tế mới giai đoạn đầu mở cửa.

{keywords}

Cuộc đời lao đao của ông trùm ngành gỗ Việt.

HĐQT công ty này đã ra quyết định bãi nhiệm ông Võ Trường Thành khỏi chiếc ghế chủ tịch mà nguyên nhân được đưa ra là do ông Thành đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của một chủ tịch HĐQT trong tình hình khó khăn khẩn cấp của Gỗ Trường Thành.

Cáo bệnh, doanh nhân theo nhau bỏ trốn

Trong năm 2016, đình đám trong giới doanh nhân là việc không ít sếp lớn thuộc các công ty nhà nước, lấy cớ đi nước ngoài chữa bệnh hay du học, đã bỏ trốn.

Điển hình như vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị TCTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và ông Vũ Đình Duy, cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), ông Lê Chung Dũng, Phó TGĐ Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power). 

{keywords}
Từ trái sang phải là các ông Lê Chung Dũng, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy

Trong 3 trường hợp bỏ trốn ra nước ngoài kể trên, chỉ có Trịnh Xuân Thanh là đã bị khởi tố và truy nã quốc tế do liên quan đến những thua lỗ thời ông này là sếp ở Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí.

Điểm trùng hợp là, những cái tên bỏ đi nước ngoài đều từng có một thời gian dài đứng đầu những DN thua lỗ nặng nề.

Trước việc các sếp DNNN khi “có động” là bỏ trốn, Bộ Công Thương đã có những động thái siết lại quản lý việc các lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty đi nước ngoài, công tác.

Nam Hải