Ngày 22/10, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.142 đồng.

Tỷ giá USD tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 22.750 đồng - 23.786 đồng.

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 26.095 đồng - 27.710 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

  Mua vào Bán ra
Vietcombank 22.625 đồng 22.855 đồng
Vietinbank 22.653 đồng 22.853 đồng
ACB 22.660 đồng 22.840 đồng

 Bảng tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

  Mua vào Bán ra
Vietcombank 25.784 đồng 27.205,31 đồng
Vietinbank 25.882 đồng 26.902 đồng
ACB 26.192 đồng 26.666 đồng

Bảng tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại

NHNN đang xem xét ban hành Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 04/2011/TT-NHNN.

Dự thảo Thông tư có 8 điều. Trong đó, bổ sung định nghĩa rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn hoặc ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi. 

Theo đó, TCTD và khách hàng phải thỏa thuận việc rút trước hạn tiền gửi, vì về bản chất, việc rút một phần trước hạn tiền gửi làm thay đổi về kỳ hạn và lượng tiền gửi theo hướng kỳ hạn của phần tiền gửi rút trước hạn bị thu ngắn và lượng tiền gửi giảm so với số tiền gửi ban đầu của khách hàng tại TCTD.

Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,12%, xuống 93,95.

ty-gia-ngoai-te-23-10-2021-usd-giam-gia
Tỷ giá ngoại tệ 

Trong báo cáo khảo sát kinh doanh Beige Book tổng hợp số liệu của 12 khu vực, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh giá sự bất ổn ngày càng tăng trong triển vọng tăng trưởng kinh tế, nhấn mạnh những biện pháp hạn chế đi lại và tình trạng thiếu hàng hóa đã khiến giá cả tăng cao đáng kể ở hầu hết các khu vực của Mỹ.

Mặc dù các hoạt động kinh tế Mỹ tăng trưởng ở tốc độ "khiêm tốn đến vừa phải" trong vài tuần qua, ở hầu hết các khu vực trên cả nước, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm do ảnh hưởng của tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu lao động và tình hình dịch bệnh khó lường.

FED dự kiến công bố kế hoạch bắt đầu thu hẹp các biện pháp kích thích kinh tế trong bối cảnh lo ngại về lạm phát gia tăng. Mặc dù Chủ tịch FED Jerome Powell từng nói rằng giá cả tăng đột biến sẽ chỉ mang tính tạm thời và sẽ đi xuống khi tình trạng gián đoạn do dịch được khắc phục, song các nhà kinh tế ngày càng cảnh báo rằng đây có thể trở thành một vấn đề lâu dài. 

Các quan chức cũng nhất trí nếu đà phục hồi kinh tế tiếp tục duy trì đúng lộ trình hiện nay, việc thu hẹp dần và tiến tới chấm dứt chương trình kích thích kinh tế vào giữa năm 2022 là hợp lý. 

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố tại hội nghị, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống còn 5,9% so với 6% đưa ra trong dự báo hồi tháng 7.

Theo IMF, dù mức dự báo giảm chung chỉ là 0,1%, nhưng đối với một số nước cụ thể, mức giảm sẽ mạnh hơn. Tác động của đại dịch COVID-19 và thất bại trong việc nhanh chóng chia sẻ vaccine cho các nước nghèo đang ngày càng làm gia tăng sự chênh lệch về kinh tế, khiến triển vọng kinh tế của các nước đang phát triển không mấy sáng sủa.

Một trong những yếu tố đang cản trở quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.

Đông Sơn