Nếu không biết cách bù nước sẽ khiến việc trao đổi chất bị ngưng trệ, phát sinh rất nhiều bệnh tật trong mùa rét "nàng Bân" này.

 Chúng ta đang sống ở thời biến đổi khí hậu nên đã sang tháng Tư âm lịch rồi nhưng“nàng Bân” vẫn còn đến.

Tuần trước Đông Bắc Bộ cũng mát mẻ  trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Trời mát dịu, gió lồng lộng thổi làm cho những người không đi chơi xa ở lại với Hà Nội vẫn rất dễ chịu, một kỳ nghỉ lễ lý tưởng.

Nhưng cũng ít ai để ý là nhiều người lại thấy mệt vào đợt đó, dù không nắng, không mưa, không rét, không nồm ẩm… ngay con trai tôi đi học về cũng kêu ca là “hôm nay con rất mệt.

- “Hôm nay ở trường con có tiết thể dục không? Có ngủ trưa không?”

- “Con có ngủ trưa và không tập thể dục.”

- “Thế con có uống nước nhiều không?”

- “Dạ con uống ít ạ.”

“Đấy con thấy không, mấy hôm nay gió mùa đông bắc nhưng đã vào hè, nên trời mát mẻ. Cũng do trời mát nên con không thấy đổ mồ hôi nhiều, và không thấy có nhu cầu uống nước.

Thực ra thì gió mùa đông bắc làm cho tiết trời hanh (khô) độ ẩm không khí chỉ 50%, thậm chí có những chỗ thấp hơn.

Nước trong cơ thể bốc hơi qua da làm cho người mất nước. Cơ thể con người có đến 65% là nước, do đó chỉ mất đi vài % trong đó người ta đã đủ cảm thấy mệt, còn nếu mất nhiều hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.”

{keywords}
Ảnh minh họa

Mùa đông tiết trời hanh thì dễ dàng hơn, chúng ta có nhu cầu làm ấm người bằng uống nước nóng, nên thực ra cơ thể không bị mất nước nhiều bằng tiết rét này. Khi trời trở rét tận đầu hè, chỉ đủ làm tiết trời trở mát, và với cuộc sống bận rộn, không phải ai trong số chúng ta cũng để ý bổ sung nước cho cơ thể. Đồng thời do trời mát ít ra mồ hôi, chúng ta không có cảm giác khát và quên luôn uống nước. Thực tế chúng ta mất nước nhiều không kém lúc trời nóng.

Không khí quá khô cũng có thể làm một số người nhạy cảm có phản ứng như đổ máu cam, đặc biệt với trẻ nhỏ. Các mẹ cần chú ý nhỏ nước muối sinh lý cho các cháu để giữ ẩm niêm mạc mũi. Cơ thể mất nước cũng sẽ dẫn đến những “hệ lụy” khác như táo bón, suy giảm miễn dịch…

Buổi sáng các ông bố, bà mẹ đưa con đến nhà trẻ, trường mẫu giáo nên nhờ cô giáo cho các cháu uống nước thường xuyên vì trẻ nhỏ mải chơi, không phải lúc nào, cháu nào cũng tự giác đi lấy nước uống được"

Theo các chuyên gia, Một người khoẻ mạnh thì lượng nước chiếm 60 - 70% trọng lượng cơ thể với vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mọi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Nhìn bề ngoài, mùa đông tuy ít ra mồ hôi nhưng ở một người trưởng thành vẫn có chừng 600ml nước mất đi qua da. Vì tình trạng này xảy ra mà con người không biết nên được gọi là sự "bốc hơi vô hình".

Trong quá trình hô hấp, hai lá phổi thu nạp khí oxy, thải ra CO2 phải giữ cho bề mặt ẩm ướt, mỗi ngày chỉ riêng việc này cũng làm cho cơ thể mất đi khoảng 500ml nước.

Thêm nữa là việc tiêu hao nước hằng ngày qua đường tiểu tiện. Trung bình mỗi ngày lượng nước cơ thể đào thải khoảng 2.500ml, trong khi đó chỉ có khoảng 1.000ml nước được bù đắp từ các thực phẩm ăn vào, 300 ml nước có được thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khoảng 1.200ml nước còn lại nhất thiết phải nhờ vào uống nước sôi, nước giải khát, nước canh để bổ sung mới có thể bảo đảm được sự cân bằng nước trong cơ thể con người.

Nước có thể bổ sung bằng nhiều nguồn thực phẩm như: Rau củ tươi, nước trà, nước khoáng, sữa… và đặc biệt là các loại trái cây nhiều vitamin C.

 Hiển Anh