TUYẾN BÀI

Sáp nhập xã: Ai đi, ai ở

Loạt bài “Sáp nhập xã: Ai đi, ai ở?” ghi nhận những câu chuyện thực tế từ đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động đang làm việc ở cấp xã. Từ đó, đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong quá trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính thời gian tới.

Giải bài toán 'ai đi, ai ở' khi sáp nhập phường, xã

"Tôi rất tâm đắc bài phát biểu bế mạc của Tổng bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 vừa qua về sắp xếp nhận sự khi sáp nhập: Phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là 'vì yêu cầu công việc', sau đó mới đến các tiêu chí khác".

Thâm niên 15 năm, công chức xã sẵn sàng nghỉ việc nếu không đáp ứng sau sáp nhập

Công tác tại xã gần 15 năm, anh Lê Doãn Trình cho rằng chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính là đúng đắn và luôn trong tâm thế sẵn sàng nghỉ việc nếu không đáp ứng yêu cầu.

Trình độ, nhiệt huyết có đủ nhưng thiếu 'huyện ủy viên' cũng khó được chọn ở lại xã

Họ là trưởng, phó phòng, ban ở huyện được điều động về làm bí thư, chủ tịch các xã để tạo nguồn nhưng khi sáp nhập xã, những công chức này lại canh cánh nỗi lo ít có cơ hội ở lại, bởi chưa phải là huyện ủy viên.

Lo ít có cơ hội 'làm người ở lại', nhiều bí thư, chủ tịch xã xin nghỉ hưu sớm

Dù đang còn 5-10 năm công tác nhưng nhiều bí thư, chủ tịch xã ở Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi vì lo ngại ít có cơ hội được tỉnh chọn "làm người ở lại".

Nỗi niềm của trí thức trẻ đại học chính quy về xã 10 năm chưa vào biên chế

Nhiều đội viên của Đề án 500 trí thức trẻ đến nay vẫn chỉ ký hợp đồng lao động có thời hạn, không được vào biên chế công chức. Họ lo lắng mình sẽ là đối tượng bị tinh giản đầu tiên khi thực hiện chủ trương sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện.