TUYẾN BÀI

Diễn đàn "Học lái xe: Làm sao để tránh bệnh hình thức?"

Kể từ ngày 15/6/2022, khi Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) có hiệu lực, việc học và dạy lái xe được siết chặt lại. Các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe phải ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe, tăng thời gian thực hành trên đường... Các xe ô tô tập lái đều phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT). Học viên bắt buộc phải hoàn thành 24 giờ lái xe thực tế với quãng đường 710 km với giấy phép hạng B1 số tự động; còn hạng B2 và B1 số sàn phải chạy đủ tối thiếu 40 giờ với quãng đường 810 km. Sự thay đổi mạnh mẽ này là chủ trương đúng để tránh tình trạng học hình thức, học sơ sài, đối phó, nâng cao chất lượng học và dạy lái xe. Tuy nhiên, thực tiễn học lái xe hiện nay đang nảy sinh không ít tình huống dở khóc dở cười. Đồng thời, vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề an toàn giao thông khi học lái trên đường cao tốc, đường trường... Ban Ô tô xe máy mở Diễn đàn "Học lái xe: Làm sao để tránh bệnh hình thức?". Mời bạn đọc gửi bài viết về trải nghiệm học lái của mình hoặc bài góp ý kiến đến email: [email protected]. Xin cảm ơn!

Lỗi thiết bị giám sát quãng đường, dân học lái xe 'thiệt đơn thiệt kép'

Thiết bị giám sát quãng đường và người lái (DAT) bị đơ do gặp nắng, mất GPS, camera không nhận diện được khuôn mặt khi trời quá sáng hoặc xe dán kính quá tối là những lỗi khá hay gặp trong quá trình dạy và học lái xe hiện nay.

Học lái xe phải chạy đủ 810 km đường trường có đảm bảo an toàn?

Quá đông xe tập lái cùng đi trên đường và lưu thông một cách "bình đẳng" với các phương tiện khác liệu có an toàn? Đó đang là băn khoăn của nhiều người khi học viên hiện nay phải thực hành đủ 810 km mới được cấp GPLX hạng B2.

Dân học lái xe 'méo mặt' khi phải hoàn thành 810 km đường trường với thiết bị giám sát

Quy định về việc học viên muốn được cấp giấy phép lái xe phải hoàn thành tối thiểu 810 km đường trường với thiết bị giám sát quãng đường đang khiến cả người dạy và người học “méo mặt".

Nhập khẩu cabin điện tử học lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam (GTVT) vừa đề nghị các Sở GTVT hướng dẫn các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất cabin học lái xe thực hiện các trình tự, thủ tục công bố hợp quy để cung cấp cho các cơ sở đào tạo lái xe.

Người học lái xe ô tô phải leo núi, đi vào đường cao tốc trên cabin ảo

Các Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe ô tô phải đầu tư thiết bị cabin điện tử tập lái để người học làm quen với các bài về địa hình đồi núi, cao tốc.

Người học lái xe ô tô bắt buộc phải luyện tập trên cabin ảo

Bộ GTVT không đồng ý với kiến nghị của Cục Đường bộ Việt Nam về việc lùi thời hạn áp dụng cabin điện tử mà giữ nguyên theo lộ trình.

Bi hài chuyện lắp thiết bị giám sát học lái xe ôtô

Theo quy định mới, các trường hợp học lái xe ôtô phải lắp thiết bị giám sát. Thế nhưng, nhiều học viên và giáo viên gặp phải tình huống bi hài.