Sáng ngày 5/11/2024, Phu nhân Trưởng các cơ quan đại diện (SHOM) tại Hà Nội đã đến thăm Không gian của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Phu nhân Đại sứ các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Ireland, Thụy Điển, Phần Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Malaysia, Bulgaria tham gia chuyến thăm cùng với phu nhân Đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Loan (Trung Quốc) và Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Trước đây, các thành viên SHOM đã thành lập câu lạc bộ sách để đọc và phân tích tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau, trong đó Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu. Các Phu nhân Đại sứ bày tỏ sự quan tâm không chỉ với truyện ngắn Tướng về hưu mà còn qua chuyện Sang Sông, Chú Hoạt tôi, Những ngọn gió Hua Tát...
Trong chuyến thăm, Tiến sĩ Deniz Kemik, phu nhân Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét: “Tướng về hưu là tác phẩm bộc lộ thế giới của người dân Việt Nam, cuộc sống đời thường và các mối quan hệ gia đình của họ trong thời kỳ hậu chiến. Bà lưu ý rằng tuy đề cập đến những vấn đề xã hội quan trọng nhưng lối viết của Nguyễn Huy Thiệp rất rõ ràng và cảm động sâu sắc.”
Người phụ nữ mạnh mẽ trên trang viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Tiến sĩ Deniz Kemik, người có bằng Tiến sĩ về Nghiên cứu về Giới, bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến cách Nguyễn Huy Thiệp khắc họa vai trò và mối quan hệ giới trong truyện ngắn của mình.
Ông miêu tả các gia đình Việt Nam cách đây 40-50 năm được cấu trúc xoay quanh các vai trò truyền thống, trong đó người vợ quản lý việc nhà và người chồng theo đuổi công việc bên ngoài. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Kemik, cố nhà văn miêu tả phụ nữ không chỉ với tư cách là người vợ, người mẹ mà còn là những cá tính mạnh mẽ, làm việc chăm chỉ để nuôi sống gia đình. Thực tế, trong tác phẩm của ông, phụ nữ xuất hiện với tư cách là người chủ gia đình, những cá nhân kiên cường, thường xuyên chịu đựng gian khổ và là người đóng góp tích cực về kinh tế vào sự phát triển chung của xã hội.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Deniz Kemik cho rằng, các tác phẩm văn học của Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần phản ánh sự thay đổi về vai trò của phụ nữ trong xã hội và cơ cấu gia đình thời kỳ Đổi mới. “Các nhân vật của ông cũng phản ánh xã hội đang trong quá trình chuyển đổi, phản ánh tinh thần đổi mới của những năm đầu Đổi Mới ở Việt Nam”.
Trong hai tháng ở Việt Nam, Phu nhân Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy phụ nữ tích cực tham gia vào cuộc sống thường ngày, tham gia các hoạt động kinh tế và làm việc không mệt mỏi, thường xuyên đảm nhận những công việc đòi hỏi thể lực cao. Mặc dù đã tìm hiểu về xã hội Việt Nam qua nhiều tài liệu, bài viết, sách trong đó có của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng chỉ khi đến Hà Nội, bà mới thấy được chân dung rõ nét nhất của con người Việt Nam, bà rất mong được tìm hiểu thêm về văn hóa và con người Việt Nam.
“Phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm tương đồng hơn tôi nghĩ. Có lẽ vì cả hai nước đều trải qua những cuộc đấu tranh cam go giành độc lập nên phụ nữ Việt Nam cũng như phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành tự do của dân tộc họ”, Tiến sĩ Deniz Kemik tâm sự.
Nỗ lực đưa “Tướng về hưu” ra trường quốc tế
Gần đây, Tiến sĩ Deniz Kemik đã nỗ lực đáng kể để tìm kiếm bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Tướng về hưu, nhưng có vẻ như các nhà xuất bản đã hết hàng từ lâu trước đó. May mắn thay, bà tìm được bản dịch hiếm hoi tại Không gian của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Với tất cả sự ngưỡng mộ, bà gọi bảo tàng/phòng trưng bày này là “viên ngọc ẩn” giữa lòng Thủ đô.
Tiến sĩ Kemik gợi ý rằng “Gia đình cố nhà văn nên quảng bá bảo tàng/phòng trưng bày của mình với cộng đồng quốc tế ở Hà Nội, tiếp cận độc giả rộng hơn và nâng cao sức hấp dẫn của nó.” Các thành viên SHOM tỏ ra rất quan tâm đến tác phẩm văn học của Nguyễn Huy Thiệp và bày tỏ hy vọng tác phẩm của ông sẽ sớm có bản tiếng Anh.
Tiến sĩ Deniz Kemik cũng lưu ý, sự tương tác văn hóa giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng mạnh mẽ, mang lại nhiều kết quả tích cực.
“Giao lưu văn hóa cần có sự hợp tác từ cả hai phía để người Việt Nam hiểu rõ hơn về Thổ Nhĩ Kỳ và ngược lại. Trong bối cảnh này, bà ngạc nhiên một cách thích thú khi tìm thấy bản dịch tiếng Việt các cuốn sách của tiểu thuyết gia người Thổ Nhĩ Kỳ đoạt giải Nobel Orhan Pamuk và nhà văn châm biếm Aziz Nesin trong thư viện của bảo tàng/phòng trưng bày này. Tiến sĩ Kemik cũng hy vọng rằng, trong thời gian sắp tới, bà sẽ có thể giới thiệu tác phẩm Tướng về hưu và các tác phẩm văn học khác của cố nhà văn tới độc giả Thổ Nhĩ Kỳ.
(Theo Znews - Tạp chí tri thức)