1. Tượng Nữ thần tự do từng được đặt ở đâu Hà Nội?

  • Nhà thờ lớn
    0%
  • Hồ Tây
    0%
  • Tháp Rùa
    0%
  • Thác nước hàng Đậu
    0%
Chính xác

Phiên bản tượng Nữ thần tự do được tạo tác ở Pháp và đem tới triển lãm ở Hà Nội vào năm 1887. Kết thúc triển lãm, tượng được dựng ở vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).

Năm 1890, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương muốn thay vào đó tượng Paul Bert - viên cai trị đầu tiên ở Đông Dương. Người Pháp lấy chỗ của tượng Nữ thần tự do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này.

Cuối cùng, tượng Nữ thần tự do được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, lưng quay về phía Nhà thờ lớn. Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891-1896. 

2. Người dân Hà Nội gọi bức tượng này là gì?

  • Bà đầm sắt
    0%
  • Bà đầm xòe
    0%
  • Bà đầm thép
    0%
  • Bà đầm già
    0%
Chính xác

Nữ thần tự do “bản sao” được người dân Hà Nội quen gọi là Bà đầm xòe vì phần dưới tượng trang phục là váy.

3. Sau đó, tượng được di chuyển tới đâu?

  • Nhà thờ lớn
    0%
  • Ga Hàng Cỏ
    0%
  • Vườn hoa Cửa Nam
    0%
  • Chợ Đồng Xuân
    0%
Chính xác

Năm 1896, tượng được mang về đặt tại vườn hoa Cửa Nam, lúc đó gọi là Quảng Văn Đình hay vườn hoa Neyret. Tượng đặt ở đây trong gần nửa thế kỷ (1896-1945) và là nơi “an vị” lâu nhất.

Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thị trưởng thành phố Hà Nội là bác sĩ Trần Văn Lai muốn xóa bỏ tàn tích của chế độ thực dân nên quyết định sửa đổi tên đường và giật đổ tất cả những tượng mà Pháp dựng lên ở Hà Nội. Chung số phận với nhiều tượng đài khác ở Hà Nội lúc đó, tượng Bà đầm xòe đã bị kéo đổ ngày 1/8/1945.

4. Tỉnh nào tại Việt Nam cũng từng có tượng Nữ thần tự do?

  • Vĩnh Long
    0%
  • Long An
    0%
  • Cần Thơ
    0%
  • Tây Ninh
    0%
Chính xác

Vào khoảng giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, khi ngày càng có nhiều người Mỹ đến quận Cần Đước (huyện Cần Đước, tỉnh Long An ngày nay), chính quyền đã dựng lên tại trung tâm quận lỵ phiên bản tượng Nữ thần tự do bằng bê tông cao khoảng 4m, đặt trên bệ xi măng cao khoảng 2m.

Bức tượng được đặt ở chính giữa quảng trường trước chợ Cần Đước. Khoảng 4 - 5 năm sau, bức tượng đã bị hạ xuống để nhường chỗ cho tượng đài “Tổ quốc ghi ơn”.