Khi nhớ về tuổi thơ, tôi vẫn luôn luôn kinh ngạc vì sự thuần khiết đến mức đau lòng của nó.

Tuổi thơ, như lời ai nói, chỉ bắt đầu được khi đứa trẻ ý thức được sự tồn tại của nó. Tôi chớp lại được một hình ảnh, chắc là khi ấy tôi chưa đầy tuổi, nằm ngửa bên giường giáp trong góc tường, nhìn ông nội tôi chăm chú. Ông tôi phải ở nhà trông tôi khi bố mẹ đi dạy, sao mà ngày xưa lúc nào cũng thấy phải lên lớp. Trông nhưng không có nghĩa là đụng vào người, mà chỉ bao gồm hát, kể chuyện, nói chuyện phải quấy.v.v... Ông hát cho tôi nghe những bài hát trẻ con tiếng Pháp, hai tay đánh nhịp, và cười. Nụ cười sáng rực ấy, với hàm răng rất đều và đẹp, bên ngoài trời nắng chói chang, chiếu vào cái thau đồng dành riêng cho ông rửa mặt để ngoài hiên, hắt lên tường nhà những chiếc bóng vân vi dị kì, tôi nhớ mãi khi chưa đầy tuổi, đến tận bây giờ khi đã gần bốn chục, và chắc mãi về sau.

{keywords}

Khi tôi 2 tuổi, mẹ tôi đẻ em bé. Tôi không nhớ hình ảnh của mẹ, không nhớ em bé hồi nhỏ thế nào. Chỉ lại một hình ảnh, lại ông tôi. Ông mặc cho tôi bộ củ là chiếc váy hồng, có chiếc nơ đằng sau rất xinh xắn. Ông xoay tôi lại, thắt chiếc nơ rất cẩn thận, xoay tôi lại lần nữa và cười. Vẫn nụ cười sáng rực ấy. Tôi tự hào được thấy mình đặt trong hoàn cảnh được trân trọng, xúng xính chạy ra sân. Từ sân ra đến đường là một đoạn rất xa, nhưng thẳng. Thấp thoáng đầu ngõ là một chiếc xích lô, mẹ tôi đội nón, bố tôi đỡ mẹ bước xuống, mẹ tôi ôm một cái bọc con con. Hình ảnh đến đó là vụt tắt.

Bây giờ, thật ra tôi cư xử với bọn trẻ con nhà tôi rất cẩn thận. Tôi không muốn nó chỉ giữ lại một hình ảnh mẹ nó đang làm điệu bộ gì đó kỳ quặc, gian ác, boring... Còn ông tôi, sau 5 năm nằm ở nghĩa trang chợ Nhàng, giờ đã yên nghỉ ở ngôi mộ đá xanh trên Sơn Tây, công viên Vĩnh Hằng. Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt.

Mẹ tôi đi dạy, đi chợ, nấu cơm nuôi lợn, mắng con (nhưng ít). Bố tôi đi dạy, nấu canh, bổ củi, dịch sách. Ông tôi chăm hoa, đọc sách, viết thư pháp, tiếp bạn già và người hâm mộ, dạy tôi học, thỉnh thoảng phàn nàn về nền giáo dục Việt Nam đương đại. Tôi suốt ngày vơ vẩn, đọc sách, học bài, chả làm gì, đi loanh quanh trong vườn ngoài ngõ. Tôi bị đánh thường xuyên, chừng 2 lần 1 tuần, nhưng vẫn luôn hâm mộ những người đã đánh tôi. Đến bây giờ vẫn còn hâm mộ, hic.

Nhà tôi là một căn nhà kiểu cổ, đem từ quê xuống theo thuyền sông Mã, toàn bằng gỗ và đá tảng, trên một khuôn viên trồng đầy rau để bán và hoa để chơi, chỗ nào cũng sạch như lau như li. Tôi tha sách đi đọc khắp nơi ngoài vườn trong nhà, sách văn học Pháp ngồi đọc đầu hè, sách Tàu đọc trên bàn đá nơi ông tôi uống trà, sách Nga đọc đâu đó tôi không nhớ, vài quyển còn mang vào nhà xí. Sách tình yêu đọc thoải mái vì bố tôi không cấm.

Chuyện tôi đi học chuyên là con đường tất yếu không thể khác. Đến bây giờ tôi thấy có nhiều bạn dè bỉu chuyện học chuyên, học lắm rồi cũng chẳng để làm gì, học ngoài đời tốt hơn nhiều v.v... Đến bây giờ thực ra tôi cũng chẳng hiểu học ngoài đời sẽ phải như thế nào, những cái tôi "học ngoài đời" toàn những cái "vớ vẩn và bậy bạ". Thế nên nhớ lại quãng đời 8 năm học chuyên từ Ba Đình lên Lam Sơn tôi vẫn thấy là những khoảnh khắc hạnh phúc, ở đấy tôi có tất cả, kiến thức và ruồi nhặng, tình thương yêu và sự lật lọng của thầy cô, tính hiếu thắng và thông cảm của bạn bè, khả năng tự học cao và coi chữ nghĩa là một trò chơi thú vị, cách đong giai và trò vờn vã trong tình cảm, sự hy sinh trong tình yêu...

Hôm trước buổi tối tôi nhận được một cú điện thoại lạ, hoá ra thằng bạn lớp 7 từ chuyên Thọ Xuân xuống chuyên Thị xã Thanh Hóa, rồi bây giờ 18 năm rồi ko gặp. Thằng bạn này ngồi với một thằng bạn khác trong Sài Gòn, gặp nhau nhậu nhẹt ôn nghèo kể khổ, rồi không nhớ ra một thằng khác cùng lớp được giải Nhì hay giải Ba Toán quốc tế hồi đó, cãi nhau một thôi một hồi rồi gọi điện cho tôi - vốn là bí thư chi đoàn lớp kiêm giữ sổ điểm, sổ đầu bài - chỉ để nhờ confirm chi tiết đó, sau một hồi thăm hỏi quanh co chuyện công việc con cái. Đúng là bệnh!

Thành phố tuổi thơ là nơi chúng ta lên tàu để rồi vĩnh viễn không thể quay trở lại. Chỉ còn lại trong ký ức những dãy phố nghèo buồn hiu hắt, ngày nào tôi cũng đi bộ vài lần trên đường đi học. Trên những con đường đó, trăm ngàn ý nghĩ xen tiếp nhau. Khi đội tuyển toán lớp 5 tỉnh Thanh Hóa thi toàn quốc năm 1985 xong và kết thúc, tôi không học tập trung ở Cù Chính Lan nữa mà quay về Ba Đình học tiếp, có những chiều tôi đã đạp xe đến cổng trường Cù, đứng một mình, nhìn cánh cổng sắt đóng kín rồi quay về. Một cảm giác quặn thắt vì nhớ những gì đã qua, vì biết chúng sẽ không trở lại. Và từ đó đến giờ, tôi đã luôn mặc định rằng quá khứ là luôn đẹp và luôn thèm nhớ.

Thế nào rồi em cũng lặp lại ta thôi
Phán xử buồn vui từng mẩu quá khứ
Em thanh xuân như ngày xưa của ta ơi

Lê Thị Thúy Hà- MS 525
(Bài dự thi Đôi mắt và cuộc sống)

“An adopted child looks at Adoption” của học giả Carol S.Prentice ghi lại những mẩu chuyện từ những trẻ được nhận nuôi vào thế kỷ 19, 20. Câu chuyện nằm trong những thống kê của dự án Adoption History, đăng tải tại trang: http://darkwing.uoregon.edu

{keywords}
Được sản xuất bởi công nghệ hiện đại từ Canada, pms-Super MaxGo có công thức ưu việt cung cấp dưỡng chất đồng bộ cho các bộ phận của mắt, là một liệu pháp khoa học cần thiết để hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt một cách hữu hiệu, giúp cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mắt, ngăn ngừa tiến trình lão hóa mắt và tăng cường thị lực, hỗ trợ các chứng bệnh về mắt.

Là sản phẩm uy tín của nhà sản xuất và phân phối lớn với số lượng và hàm lượng các chất trong công thức phù hợp pms-Super MaxGo là sản phẩm phù hợp với các đối tượng như người thường xuyên sử dụng máy vi tính, các thiết bị điện tử, người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, người trung niên và người già, người ăn uống thiếu dưỡng chất cần thiết cho mắt, người hay thức khuya, tư thế làm việc không hợp lý, học sinh, sinh viên học nhiều với cường độ cao?

Viên bổ mắt pms-SuperMaxGO hân hạnh tài trợ cuộc thi Đôi mắt và cuộc sống. Mọi thông tin về sản phẩm, truy cập: www.pms-supermaxgo.comhoặc liên hệ Hotline 1900.5555.79.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.