Trong đó có việc thay đổi độ tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu của lao động nam, và điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động.
Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động so với năm 2021
Về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, tuổi nghỉ hưu của nhóm đối tượng này được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Do đó, sang đến năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:
- Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 6 tháng (Tăng 3 tháng so với năm 2021).
- Lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi 8 tháng (Tăng 4 tháng so với năm 2021).
Thay đổi cách tính lương hưu của lao động nam
Căn cứ Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động được tính theo công thức
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Lương hưu năm 2022 vẫn được tính theo công thức trên. Tuy nhiên, cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh.
Cụ thể, Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định, từ 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 phải đóng BHXH đủ 20 năm mới được tính hưởng tỷ lệ 45%. Trong khi đó, ở năm 2021, chỉ cần đóng BHXH đủ 19 năm là lao động nam đã được hưởng 45%.
Với cách tính mới này, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 mà đóng đủ 20 năm chỉ được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Và muốn hưởng tỷ lệ tối đa 75% thì lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên (năm 2021 chỉ cần đóng từ đủ 34 năm trở lên).
Điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động
Năm 2021, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong đó có thể kể đến Nghị quyết 68, được sửa đổi bởi Nghị quyết 126 và Nghị quyết 116.
Với việc áp dụng các chính sách hỗ trợ, mức đóng BHXH sẽ liên tục có sự thay đổi trong năm 2022. Cụ thể:
Mức đóng BHXH cho người lao động Việt Nam và doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam |
Mức đóng BHXH cho người lao động nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài |
Từ 2022, lao động nước ngoài được hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ việc
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ BHXH 1 lần của người lao động nước ngoài sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2022. Do đó, căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định này, người lao động nước ngoài tham gia BHXH sẽ được lấy BHXH 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
- Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.
Như vậy, nếu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà có nhu cầu rút BHXH 1 lần, người lao động nước ngoài có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng theo quy định.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Tham gia 17 năm bảo hiểm, có được đóng một lần để đủ hưởng lương hưu?
Theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, có tất cả 6 phương thức tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, mà người tham gia có thể lựa chọn.