Túi khí được coi là vật cứu cánh mỗi khi va chạm do đó để phát huy tối đa chức năng hoạt động của nó người lái không nên mắc những sai lầm vì rất nguy hiểm.

Túi khí có thể được lắp ở những vị trí nào trên xe hơi?

Mazda thu hồi 270.000 xe tại Mỹ do lỗi túi khí Takata

Theo Công ty Toyota Quảng Ninh, túi khí được cấu tạo từ 3 bộ phận chính đó là túi chứa khí, hệ thống tạo ra khí, cảm biến khi có va chạm.

Theo đó, một khi có sự va chạm, chức năng của bộ phận cảm biến với tên gọi ACU sẽ nhận diện mức độ va chạm thông qua máy đo gia tốc, lực phanh sau đó hệ thống bơm túi khí được kích hoạt. Một khi lượng khí gas được bơm phồng bị dồn nén túi khí sẽ bất ngờ bật ra với tốc độ cực đại, ước tính 300km/h. Sau đó, chỉ khoảng 5 giây sau túi khí sẽ dần xẹp lại và thoát ra ngoài qua các lỗ nhỏ để người lái không bị nguy hiểm. 

{keywords}
 Túi khí là bộ phận giúp lái xe an toàn hơn mỗi khi va chạm nên đặc biệt lưu ý tới cách hoạt động của túi khí để tránh nguy hiểm

Hiện nay có 2 loại túi khí phổ biến nhất chính là gắn phía trước và gắn bên sườn. Với túi khí gắn phía trước khi va chạm nhẹ tùy vào mẫu xe và dòng xe túi khí có thể được kích hoạt hoặc không được kích hoạt. Khi có những va chạm với mức độ vừa hoặc lớn túi khí phía trước sẽ căng ra với thời gian ngắn nhất để ngăn sự va chạm tổn thương cho hành khách ngồi trên xe.

Loại phổ biến thứ hai là túi khí bên sườn xe. Khi có những va chạm từ phía sườn xe, túi khí sẽ được kích hoạt nhằm bảo vệ tốt nhất những bộ phần quan trọng của hành khách trên xe như đầu, ngực, vai. Bạn có thể sống sót nhờ túi khí bên sườn xe, nó sẽ giảm thiểu tối đa mức độ chấn thương sọ não khi có va chạm.

Tuy nhiên không phải lúc nào túi khí cũng bung ra, tùy vào trường hợp, tùy vào những tính toán điện tử có trên xe, nhiều khi với tai nạn va chạm khiến đầu xe hư hỏng nặng những túi khí vẫn không bung ra chỉ vì bộ cảm biến trên xe tính toán sai lệch. Cũng có khi túi khí không bung là do sai lầm của người lái xe. Do đó, để túi khí hoạt động có hiệu quả nhất và đảm bảo an toàn cao nhất người lái và hành khách trên xe cần lưu ý: 

Người lái xe phải biết rằng hệ thống túi khí khi nổ sẽ có tốc độ rất nhanh cũng như tạo ra lực rất mạnh nên không để bất cứ vật dụng gì phía trước túi khí. Nếu trường hợp túi khí nổ bất ngờ sẽ bắn tung tóe những vật này vào người tài xế cũng như người ngồi trên xe gây chấn thương nghiêm trọng.

Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 12 tuổi ngồi ở hàng ghế phía trước, điều này rất nguy hiểm khi hệ thống dây đai không đủ lực kéo để hoạt động nên khi hệ thống túi khí bung ra, sẽ rất nguy hiểm do lực nổ của túi khí rất mạnh có thể gây chấn thương thậm chí tử vong cho trẻ.

Không đặt ghế trẻ em quay lưng về phía trước đối với xe có trang bị túi khí ghế hành khách phía trước.

Đặc biệt nguy hiểm hơn chính là ngồi quá gần túi khí hoặc đặt tay hoặc chân lên túi khí vì lực nổ của túi khí cực mạnh có thể gây chấn thương. Vì thế người lái nên tập cách ngồi đúng vị trí, luôn nắm lấy vành ngoài của tay lái, tựa lưng vào lưng ghế và thắt dây đai an toàn một cách ngay ngắn. 

Một lưu ý cũng khá quan trọng và cần biết đó là người lái không được tự ý sửa chữa hoặc can thiệp vào hệ thống túi khí. Điều này có thể làm túi khí nổ bất ngờ hoặc làm vô hiệu hóa hệ thống túi khí.

Một lưu ý cuối cùng ai cũng cần biết để tránh chính là sau khi nổ sẽ rất nóng, không nên chạm vào các bộ phận bên trong túi khí sau khi nổ vì có thể bị bỏng.

(Theo Viet Q)