- Ngay trong tuần họp đầu tiên, QH sẽ phê chuẩn việc bổ nhiệm Bộ trưởng GTVT và Tổng TTCP bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Kỳ họp thứ 4, QH khoá 14 khai mạc sáng nay và kéo dài 26 ngày, trong đó có 11 ngày truyền hình trực tiếp.

Các đại biểu sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 12 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án luật.

{keywords}
Ảnh: Hoàng Anh

QH sẽ dành thời gian xem xét, quyết định vấn đề nhân sự, phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng GTVT đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng GTVT và Tổng Thanh tra Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Do là kỳ họp cuối năm, QH sẽ dành khoảng 15 ngày để xem xét, thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước gồm: Kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018; các báo cáo về công tác thi hành án, phòng chống tham nhũng, phòng ngừa, chống tội phạm.

Trong đó 2 nội dung lần đầu được truyền hình trực tiếp là giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng.

Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển riêng cho TP.HCM cũng sẽ được báo cáo và thảo luận tại hội trường QH trước khi biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.

Ngoài ra, QH sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận và biểu quyết nhiều nội dung quan trọng khác như: Chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành...

Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ trình bày tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới trước khi QH biểu quyết vào ngày 20/11.

Tại kỳ họp này, QH tiếp tục dành 3 ngày (15-17/11) cho phiên chất vấn.

Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua 6 dự án luật, trong đó có luật Quy hoạch, luật Quản lý nợ công (sửa đổi)...

Trong số các dự án luật được QH thảo luận, cho ý kiến có luật An ninh mạng, luật Bảo vệ bí mật nhà nước, luật Quốc phòng (sửa đổi), luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)...

Ông Phan Văn Sáu xin thôi làm Tổng Thanh tra Chính phủ

Ông Phan Văn Sáu xin thôi làm Tổng Thanh tra Chính phủ

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, ông Phan Văn Sáu đã có đơn xin thôi nhiệm vụ Tổng Thanh tra vì lý do sức khỏe, gia đình. 

Đang làm quy trình xem xét tư cách ĐBQH bà Phan Thị Mỹ Thanh

Đang làm quy trình xem xét tư cách ĐBQH bà Phan Thị Mỹ Thanh

Về đề nghị xem xét tư cách ĐBQH của Phó bí thư tỉnh Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh, các cơ quan chức năng đang xem xét thực hiện quy trình cụ thể.

Chủ tịch QH nói về việc 'cách hết chức vụ khi nghỉ hưu'

Chủ tịch QH nói về việc 'cách hết chức vụ khi nghỉ hưu'

Chủ tịch QH bình luận về phát ngôn thể hiện cách ứng xử "không văn hóa, thiếu trách nhiệm" của nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng.

Chính phủ chưa đồng tình với sáng kiến lập pháp đầu tiên của ĐBQH

Chính phủ chưa đồng tình với sáng kiến lập pháp đầu tiên của ĐBQH

Chính phủ thấy rằng dự luật Hành chính công không bảo đảm tính khả thi, do vậy, việc xây dựng, ban hành luật này là chưa cần thiết.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH phải đáp ứng tiêu chí nào?

Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH phải đáp ứng tiêu chí nào?

Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng nhất. Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 89 và Quy định 90 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 4/8.

Thúy Hạnh