Năm 1979, Phạm Thuận rời khỏi Việt Nam trên chiếc thuyền tị nạn. Khi đó, Thuận mới 10 tuổi, đã đi cùng mẹ, em trai và khoảng 300 người nữa cùng nhau trên một con thuyền, không ai có áo phao.

Khi đến Malaysia, gia đình Thuận bị từ chối tị nạn. Không muốn trở lại Việt Nam, người mẹ quyết định đưa 2 đứa con sang chiếc tàu khác, tới đảo Letung ở Indonesia và ở đó trong 10 tháng.

Khi trẻ Thuận thường bơi gần thành phố để mua kẹo. Mẹ cậu bán lại kẹo cho người dân tị nạn để mua bánh mì cho con.

"Chúng tôi lãi khoảng 10 cents mỗi ngày, và thật đáng giá, bởi có thể mua được cá tươi" - Thuận - nay đã là giám đốc công nghệ của Uber -  hồi tưởng lại.

Ông nói rằng có khoảng 50% cơ hội sống sót trong hành trình vượt đại dương.

“Chúng tôi không hoảng sợ. Thực tế, chúng tôi đã bình tĩnh, không đầu hàng hoàn cảnh. Điều này cũng như cuộc hành trình của một startup. Ngay cả khi mất tất cả trong một ngày, bạn vẫn có thể xây dựng lại tất cả nếu vẫn còn giữ được sự bình tĩnh”.

{keywords}{keywords}

Phạm Thuận cho rằng không nên đầu tư quãng thời gian trẻ của cuộc đời vào học tiến sĩ, trừ trường hợp đặc biệt. Việc khởi nghiệp sẽ mang lại nhiều giá trị hơn. Ảnh: Techinasia.com

Tuổi thơ bom đạn rèn bản lĩnh vượt khó

Thuận nói rằng anh trải qua thời thơ ấu trong nỗi sợ hãi về cái chết luôn cận kề. Có những đêm nhà đóng chặt cửa, trốn dưới bàn, bất kỳ khi nào cũng có thể xảy ra một cuộc không kích. Những buổi sáng Chủ Nhật, Thuận lại cùng trẻ con chơi với hàng trăm vỏ đạn.

“Những trải nghiệm đó dạy cho tôi biết rằng cuộc sống là phù du. Tôi khuyên các doanh nhân trẻ hãy xem startup của mình như một trải nghiệm để học hỏi. Ngay cả khi thất bại, vẫn có thể xây dựng lại. Bạn ở trong một thế giới tự do”, ông nói thêm.

Ở Indonesia, người mẹ đã xin tị nạn tại Mỹ. Đề nghị được chấp thuận. Họ chuyển đến sống ở Maryland. Ở đó, người mẹ đã có được công việc là giữ sổ kế toán cho một trạm xăng dầu. Buổi tối, bà còn tranh thủ làm thêm ở một siêu thị để kiếm tiền nuôi con.

Phản đối việc học tiến sỹ, trừ phi…

Thuận đăng ký đi học. Các ngày cuối tuần, chàng thanh niên làm thêm việc ở một trạm rửa xe.

"Tôi luôn nhấn mạnh các doanh nhân hãy tự đào tạo mình, nếu họ không tốt nghiệp".

 Năm 1986, Thuận theo học chương trình cử nhân khoa học máy tính tại MIT. Anh tốt nghiệp năm 1991, cũng là thời điểm internet vừa nổi lên.

Phạm Thuận đã làm việc tại các công ty HP Labs, Silicon Graphics, DoubleClick, và VMWare. Ông gia nhập Uber năm 2013, khi Uber đã có mặt ở 60 thành phố và có khoảng 200 nhân viên. Hiện nay, Uber đã có ở khoảng 400 thành phố trên thế giới.

“Tôi phản đối việc các bạn trẻ dành những năm tháng quý báu của cuộc đời vào việc học tiến sĩ, trừ phi điều đó đóng góp một cái gì đó nhân loại. Thay vào đó, việc xây dựng một startup có thể mang lại giá trị hơn”, ông nói.

Bố của Thuận - một thầy giáo trong chế độ cũ - vẫn ở lại Việt Nam. Phạm Thuận chỉ có thể gặp lại bố 10 năm sau khi hoàn tất việc học và trở thành một công dân hợp pháp.

4 bài học khởi nghiệp

Những ngày đầu, Thuận nhận thấy ứng dụng Uber bị lỗi nhiều lần, đôi khi chỉ vì một kỹ sư nào đó làm code sai, hoặc vì lỗi nào đó trong máy.

Ông đã xây dựng lại ứng dụng theo hướng: Dù xảy ra một trục trặc ở bất kỳ đâu, thì nền tảng vẫn chạy bình thường.

Từ câu chuyện của Giám đốc công nghệ Uber Phạm Thuận, có thể rút ra 5 bài học.

Thứ nhất, tiền bạc sẽ đến khi bạn làm những thứ có ảnh hưởng đến nhiều người. Nếu chăm chăm theo đuổi tiền bạc, bạn sẽ thực sự không hạnh phúc.

Thứ hai: Hãy xây dựng những thứ có thể tác động và thay đổi cuộc sống của mọi người. Điều này thúc đẩy bạn luôn luôn tiến bộ.

Thứ ba: Đừng quá nghiêm trọng bản thân. Bạn sẽ không ngần ngại thử thách chính mình trước những rủi ro trong cuộc sống. Trong quá trình này, hãy luôn trang bị tâm trạng thú vị, thoải mái.

Thứ tư: Đền đáp. Phát triển, giúp đỡ mọi người sẽ thực sự khiến bạn thấy hài lòng về kết quả. Hỗ trợ những người trẻ trong nhóm, những người có khả năng lãnh đạo và tác động đến hàng trăm người khác – ngay cả khi sau đó bạn sẽ ra đi. Điều này giúp bạn tìm được cảm giác hài lòng và thoải mái.

Song Nguyên (Theo TechAsia)